Đề Xuất 61 Dự Án Thủy Lợi Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản

Tại Hội nghị quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản -cho biết, đến thời điểm này, 8 tỉnh, thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng.
Cụ thể, tỉnh Long An đề xuất 7 dự án, Tiền Giang đề xuất 1 dự án, Bến Tre đề xuất 14 dự án, Trà Vinh đề xuất 10 dự án, Sóc Trăng đề xuất 5 dự án, Bạc Liêu đề xuất 5 dự án, Cà Mau đề xuất 17 dự án và Kiên Giang đề xuất 2 dự án.
Theo ông Điền, dự kiến đến năm 2020, cả nước sẽ có 1,2 triệu ha đất nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8% diện tích. Tuy nhiên, nhiều năm nay hệ thống thủy lợi vùng nuôi thủy sản chưa có các nghiên cứu khoa học, chưa được quy hoạch mà chủ yếu dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa.
Các công trình như cống điều tiết, hệ thống kênh rạch hiện có khẩu độ, kích thước nhỏ hẹp không đảm bảo khả năng cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, do khó khăn về nguồn vốn nên hiện nay đa phần cơ sở hạ tầng (thủy lợi, điện, giao thông) phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư nhiều, không theo kịp với quá trình phát triển của nuôi trồng thủy sản dẫn đến tăng chi phí sản xuất và tồn tại nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
Hiện trạng này ngoài việc tác động tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản của bà con thì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc dùng hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón trong sản xuất nông nghiệp là rất cao. Bên cạnh đó, các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng rõ rệt.
Để nghề nuôi trồng thủy sản ở SSBSCL phát triển bền vững, ngay từ cuối năm 2013, Tổng cục Thủy sản đã lập dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo linh hoạt cấp, thoát nước chống ngập úng cho 1,5 triệu ha, trong đó có 800 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.