Đề Phòng Úng Ngập Lúa Mùa Do Bão Rammasun

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.
Trước tình hình đó, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã có văn bản chỉ đạo Sở NNPTNT các tỉnh phía Bắc triển khai công tác ứng phó với mưa bão, bảo vệ diện tích lúa và hoa màu. Trong đó, khoanh vùng có nguy cơ ngập úng cao để có các kịch bản và phương án xử lý nhanh, tiêu úng kịp thời.
Đồng thời chủ động tiêu cạn nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, giữ nước nông mặt ruộng. Huy động các lực lượng khơi thông cửa các cống tiêu và giải phóng dòng chảy, thu dọn đăng đó, vó bè trước khi có mưa lớn xảy ra do hoàn lưu bão, đảm bảo tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.
Theo Cục Trồng trọt, thực tế tại nhiều địa phương, do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình giao thông, đô thị, khu công nghiệp trên đất lúa, hệ thống thủy lợi bị phá vỡ, thường gây ngập úng lâu ngày khi có mưa lớn do không tiêu kịp bằng tự chảy. Do đó các địa phương cần chủ động phương án tiêu động lực bằng các máy bơm điện, bơm dầu…
Đặc biệt lưu ý khoanh vùng, bảo vệ diện tích mạ còn lại và mạ dự phòng, đồng thời chuyển bị đủ cơ số hạt giống với các giống lúa cực ngắn ngày, ngắn ngày cho phương án phải gieo cấy lại. Ngoài ra khuyến cáo nông dân khơi thông, nạo vét mương máng, đầu luống ở các vùng rau màu, chuyên màu, chuẩn bị hạt giống rau màu cho các vùng này để sẵn sàng gieo cấy lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau.
Theo số liệu báo cáo nhanh của các địa phương, đến 15/7, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc đã gieo cấy được 850.000/985.000 ha (đạt trên 85% kế hoạch diện tích). Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã hoàn thành gieo cấy lúa hè thu và lúa mùa, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, một số vùng gieo cấy sớm đã bước vào phân hóa đòng. Khu vực Đồng bằng sông Hồng chủ yếu đang trong giai đoạn bén rễ hồi xanh, lúa chưa tăng trưởng chiều cao.
Có thể bạn quan tâm

Với nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, những năm qua Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xác định thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Chính vì vậy, huyện đã có chính sách, giải pháp để phát triển ngành Thuỷ sản bền vững.

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 15 cơ sở nuôi nhốt cá sấu với khoảng gần 1.000 cá thể. Các hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trang trại, nuôi trong điều kiện bán hoang dã, nuôi phục vụ du lịch và nuôi kiểng hộ gia đình; tập trung nhiều nhất ở huyện Bình Tân, Long Hồ và TP Vĩnh Long.

Ngày 6/11, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước tổ chức hội nghị triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn nuôi tôm quảng canh cải tiến tại xã Phú Hưng.

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện tại tổng đàn vật nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ có hơn 17.000 con trâu, bò, gần 60.000 con heo và khoảng 300.000 con gia cầm, giảm gần 40% so 6-7 năm trước. Tại sao hoạt động chăn nuôi sa sút, trong khi Đà Nẵng là thị trường tiêu thụ thịt động vật khá lớn?

Chỉ trong vài tuần, tại một số trang trại (TT) gia cầm ở xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) có gần 4.000 con gà bị chết do dịch tả. Sau các đợt bão lũ, các hộ nuôi chủ quan trong công tác phòng ngừa dịch bệnh là nguyên nhân dẫn đến gia cầm chết hàng loạt.