Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dễ Như Nuôi Dế

Dễ Như Nuôi Dế
Ngày đăng: 20/05/2012

Tận dụng “đồ bỏ” như chuồng heo cũ, tấm ván mục, lá dừa nước, miểng dừa, rế nồi, xô nước, khạp da bò, nắp chai cũ… để phát triển nghề nuôi dế ta, cô Thái Kim Hoa (Phường 3 - TP Vĩnh Long) có thêm “đồng ra, đồng vô” trang trải trong gia đình.

Giống dế ta này, cô Hoa chủ yếu bán cho các mối để bán lại cho học trò chơi đá dế hay mồi chim (mua cho chim ăn) với giá 150.000 đ/kg. Bên cạnh, còn có thể bán cho đầu mối lớn ở TP Hồ Chí Minh giá 210.000 đ/kg, nhưng phải là dế đẹp, được chọn lựa kỹ càng.

Ngoài ra, dế còn là món “đặc sản” trong nhà hàng, dùng để chế biến đồ món thì ngon… “hết sẩy”. Cô kể: Mỗi lần đi đám tiệc, cô chỉ cần đem theo “món quà nhỏ” - khoảng 400g dế là có thể chế biến món dế lăn bột cho 5 bàn ăn mà cứ “lên bàn” là không còn con nào.

Thời điểm dế sinh sản nhiều, cô còn làm sẵn ướp lạnh và bán với giá 15.000 đ/50g. Khách hàng mua về có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào mì, trộn gỏi, rim mặn, lẩu... ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn hấp dẫn từ dế.

Nuôi dế không cần đầu tư nhiều lại rất nhẹ công chăm sóc, chỉ cần xịt nước thường xuyên bằng bình xịt kiểng phun sương để cho da dế sáng đẹp. Mỗi ngày, chỉ cần cho dế ăn thức ăn trộn gồm: cám bắp, cá, đậu nành… Tiền đầu tư chỉ trên 50.000 đ/5 kg thức ăn/tuần.

Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác chúng lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến 45 ngày tuổi là đã có thể xuất bán. Với 4 ổ trứng bán ra được 2 - 3 kg dế. Khoảng 60 ngày tuổi, dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Tuổi thọ trung bình khoảng 4 tháng nên phải “tranh thủ” xuất bán khi dế trên 100 ngày tuổi.

Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Như thế, dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc.

Sau 1 thời gian nuôi dế, cô Hoa chia sẻ kinh nghiệm: Nên mua thùng phế liệu của xí nghiệp dược để nuôi dế đẻ vì có độ thấm hút tốt, dế không bị bệnh, chết. Nước uống thì hòa trong cát để dế không bị ngợp, chết chìm khi uống.

Theo cô Hoa: Hiện nay, dế là một trong những món ăn được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bùng Nổ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Bùng Nổ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm

28/02/2014
Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

28/02/2014
Chọn Giống Lúa Cho Vụ Hè Thu Chọn Giống Lúa Cho Vụ Hè Thu

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

28/02/2014
Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.

28/02/2014
Triển Khai Giải Pháp Đạt Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Gần 483 Tỷ Đồng Triển Khai Giải Pháp Đạt Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Gần 483 Tỷ Đồng

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.

28/02/2014