Đề nghị Chính phủ hỗ trợ nông dân vụ lúa không kết hạt

Lúa không kết hạt nên bà con nông dân làng Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đành cắt về cho bò ăn
Ngày 5-10, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết sở này vừa báo cáo chủ tịch UBND tỉnh vụ việc diện tích lúa mùa 2015 ở xã Vĩnh Long không kết hạt, phải cắt cho trâu bò ăn.
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa diện tích lúa mùa 2015 tại làng Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc bị thiệt hại nặng nề.
Tổng diện tích lúa mùa của xã bị thiệt hại là 83,73ha, trong đó diện tích thiệt hại trên 70% là 34,93ha, diện tích thiệt hại 30-70% là 48,8ha.
Loại giống bị thiệt hại là lúa lai 50,24ha, lúa thuần 33,49ha (gồm giống Q5 và BC15).
Nguyên nhân gây ra thiệt hại diện tích lúa nêu trên là do nắng hạn, thiếu nước ngay từ đầu vụ, dẫn đến việc gieo cấy muộn hơn so với khung thời vụ.
Sau giai đoạn cấy, tuy có nước cho lúa sinh trưởng, phát triển bình thường, nhưng đến giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông (từ ngày 20 đến 27-8) bị thiếu nước nghiêm trọng
Kết hợp ảnh hưởng của nhiệt độ cao, gió tây khô nóng, nên phần lớn diện tích lúa của xã Vĩnh Long trổ đúng vào thời gian nền nhiệt độ cao từ 38-40°C, dẫn đến hạt phấn, vòi nhụy bị chết, hạt lúa bị lép lửng, không kết hạt được.
Hệ thông tưới cho diện tích lúa trên do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Long đảm nhận đã bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo nước tưới thường xuyên, dẫn đến lúa sinh trưởng kém, bị lép.
UBND huyện và sở đã báo cáo UBND tỉnh để đề xuất Chính phủ hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra và khôi phục sản xuất theo quy định của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Để kịp thời tiêu úng cho cây trồng, các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 193 trạm bơm với 1.004 máy bơm, tổng lưu lượng 2.500.250 m3/h. Chi cục Thủy lợi Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động vận hành công trình, bơm tiêu cho những diện tích bị úng ngập khi xảy ra.

Tân Phú Đông, huyện cù lao của tỉnh Tiền Giang thành lập cách nay hơn 5 năm. Nếu trước đây mãng cầu xiêm được xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện cù lao này thì khoảng 1 năm trở lại đây, cây sả đã "lên ngôi". Nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển từ ruộng lúa lên liếp trồng sả theo mô hình xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa hoặc bỏ hẳn cây lúa, chuyển sang trồng sả quanh năm…

Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).