Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để nghề nuôi tôm hùm phát triển

Để nghề nuôi tôm hùm phát triển
Ngày đăng: 21/10/2015

Các địa phương tập trung nuôi nhiều là huyện Vạn Ninh, TP.Cam Ranh và TP.Nha Trang...

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do chưa có thương hiệu, thiếu sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu theo chuỗi giá trị.

Việc tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi sống trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Trong khi đó, tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào việc khai thác ngoài tự nhiên, hoặc nhập khẩu từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á...

Do đó, để phát triển nghề nuôi tôm hùm tại địa phương cần giải quyết những tồn tại này.

Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề cấp thiết hiện nay là việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nhân tạo tôm hùm giống.

Làm được điều này thì nghề nuôi tôm hùm sẽ giải quyết được bài toán khó về nguồn giống.

Bởi hiện nay, tỷ lệ hộ nuôi gặp khó khăn về nguồn cung cấp con giống chiếm đến 60 - 70%.

Nguồn tôm hùm giống khai thác tự nhiên cũng không ổn định do phụ thuộc vào mùa vụ, diễn biến thời tiết, thay đổi dòng chảy và môi trường biển.

Vào thời điểm được mùa, giá tôm hùm giống dao động 150.000 - 200.000 đồng/con, khi khan hiếm có thể lên đến 400.000 - 500.000 đồng/con.

Bên cạnh đó, cần giải quyết được bài toán đầu ra cho con tôm, bởi hiện nay, việc tiêu thụ tôm hùm thương phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái bán buôn với thị trường Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch, do đó không ít lần người nuôi tôm hùm phải chịu cảnh thua thiệt vì tôm bị ép giá, rớt giá.

Được biết, hiện nay, ngành chức năng của tỉnh đang tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết mặt nước, nuôi tôm hùm ở các vịnh, đầm; xây dựng rạn nhân tạo ở vịnh Nha Trang.

Đồng thời, tạo liên kết giữa người nuôi tôm hùm với các đơn vị, doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh tôm hùm.

Cùng với đó, thức ăn nhân tạo cho tôm hùm giống và tôm hùm thương phẩm đã được các nhà khoa học nghiên cứu thành công...

Với những yếu tố đó, hy vọng nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh sẽ có bước phát triển khởi sắc trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai Phát Triển Vùng Điều Sạch Đồng Nai Phát Triển Vùng Điều Sạch

Ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) cho biết, doanh nghiệp đã làm việc với Công ty TNHH Target (Đức) có trụ sở chính ở Thái Lan để hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu điều sạch tại Đồng Nai.

12/08/2014
Triệu Phú Mãng Cầu Xiêm Triệu Phú Mãng Cầu Xiêm

Khoảng 10 ngày, 8 công đất trồng 450 cây mãng cầu xiêm ghép bình bát (còn gọi là cây mãng cầu rừng) của anh Nguyễn Văn Nghĩa (Bảy Nghĩa), ở ấp 1, xã Phú Vang, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho trái bán được hơn 10 triệu đồng. Trái mãng cầu xiêm bán tại vườn giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

12/08/2014
Đồng Nai Tạo Giống Bưởi Đường Lá Cam Ít Hạt Bằng Biện Pháp Đột Biến Đồng Nai Tạo Giống Bưởi Đường Lá Cam Ít Hạt Bằng Biện Pháp Đột Biến

Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội đồng khoa học nhằm tổng kết, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện.

12/08/2014
Bình Thuận Đưa Chuối Già Lùn Lên Vùng Cao La Dạ Bình Thuận Đưa Chuối Già Lùn Lên Vùng Cao La Dạ

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) là đơn vị chuyển giao công nghệ cho đơn vị chức năng ở địa phương để triển khai dự án xây dựng mô hình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và trồng thâm canh chuối già lùn tại Bình Thuận.

12/08/2014
Thị Xã Bắc Kạn 30ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Gây Hại Thị Xã Bắc Kạn 30ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Gây Hại

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có khoảng 30ha rừng mỡ bị sâu ong gây hại, tập trung ở các thôn Bản Rạo (xã Xuất Hóa); thôn Nà Ỏi, Bản Bung (xã Dương Quang); Nà Chom, Khau Pút (xã Nông Thượng) và gần đây nhất là ở tổ 18, phường Sông Cầu.

12/08/2014