Để doanh nghiệp vào cánh đồng lớn

NNVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Mai Thành Phụng, nguyên Phó trưởng Bộ phận thường trực Trung tâm KNQG tại phía Nam, thành viên Ban cố vấn chương trình "Cánh đồng vàng" về vấn đề này.
Là người theo dõi CĐL từ khi Bộ NN-PTNT phát động, ông có nhận xét gì?
Việc tổ chức SX trên CĐL ai cũng thấy cần thiết.
Qua thực tế SX cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm.
Điều đầu tiên là phải tổ chức lại SX, tạo sự đồng thuận trong nông dân.
Quan trọng nhất là nông dân tham gia CĐL phải có lợi ích cao hơn SX thông thường.
Cần tăng cường tuyên truyền, vận động bà con SX.
Không thể dùng mệnh lệnh hành chính giống trước kia nữa.
Chúng ta phải thuyết phục nông dân bằng SX hiệu quả thật sự.
Cần xác định ai là người mua sản phẩm? DN là đầu tàu.
Nhưng hiện DN vẫn còn nhiều khó khăn khi bắt tay liên kết.
Chẳng hạn nhiều hợp đồng bị nông dân “bẻ kèo” do liên kết lỏng lẻo.
Do vậy đòi hỏi cần có sự tiếp tay của nhà nước. Và phải tổ chức cho nông dân làm theo một quy trình SX tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm...
Theo ông, cần có biện pháp nào tháo gỡ vướng mắc SX?
Thay vì chủ trương thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa, Nhà nước khuyến khích DN hợp tác liên kết SX CĐL.
Theo đề nghị của một số DN thì Nhà nước cần cho họ vay ưu đãi lãi suất thấp để ứng trước cho nông dân mua giống, cày bừa…
Thứ hai, Nhà nước đầu tư chương trình giống cho các viện, trường cho ra giống tốt phục vụ SX.
Thay vì mua 15.000 đ/kg giống, nông dân chỉ trả 10.000 đ/kg, còn 5.000 đ/kg nhà nước hỗ trợ thông qua DN đi đặt hàng, mua giống.
Nghĩa là phải làm sao cho nông dân thấy tham gia CĐL có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao hơn.
Làm sao để hạn chế tình trạng "bẻ kèo" giữa nông dân và DN, thưa ông?
Hợp tác liên kết SX CĐL là tạo lợi nhuận cho cả đôi bên. Khi một trong hai bên "bẻ kèo" thì phải có chế tài để xử.
Cần có sự minh bạch rõ ràng.
Khi bắt tay liên kết phải rành mạch, phần nào DN chi ra, phần nào nông dân bỏ ra và phần nào nhà nước hỗ trợ...
Bên nào vi phạm điều khoản hợp đồng thì bên đó phải chịu phạt.
Những trở ngại nào khiến CĐL chưa mở rộng hơn, thưa ông?
Chúng ta có rất nhiều chính sách.
Nhưng mỗi chính sách ứng dụng, có nơi làm được và có nơi không được.
Do đó tôi đề nghị tất cả những chính sách ấy cần đưa vào vận dụng trong một dự án.
Trong dự án đó sẽ rà soát lại các chính sách của trung ương, xem chính sách nào đưa vào ứng dụng được, hay còn thiếu gì cần đề xuất lên ban hành thêm chính sách mới.
Đồng thời rà soát lại chính sách của địa phương xem có hợp lý không.
Đối với những trục trặc vừa qua, tôi cho rằng chúng ta không thể hô hào chung chung mà phải có dự án.
Dự án đó phải xuất phát từ DN, do DN đó đề xuất ra.
Trong đó có đề xuất nhà nước giúp như thành lập HTX, tổ hợp tác, đầu tư cơ sở hạ tầng (lập trạm bơm, thủy lợi nạo vét kênh mương, đào kênh...).
Tất cả những điều đó thể hiện trong dự án trình trung ương và địa phương.
Qua thực tế xem những chính sách đó “chạy” tốt chưa.
Nếu dự án “chạy” còn trục trặc chỗ nào thì cần gỡ rối để nó thật sự hiệu quả.
Như ông nói DN là đầu tàu, làm thế nào thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, liên kết SX CĐL?
Lợi ích của DN là lợi nhuận và hạ thấp rủi ro trong SX.
Hiện số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp rất ít.
Đối với DN đầu tư cung ứng vật tư đầu vào rất thuận lợi, ít rủi ro nên nhiều DN "lao vào".
Ngược lại, số DN bao tiêu đầu ra lại quá ít.
Trong 300.000 ha CĐL, DN thu mua được chừng 10%, còn 90% không dám mua.
Cần gỡ rối chỗ này.
Vấn đề làm sao thúc đẩy DN thấy hấp dẫn khi đầu tư và bao tiêu lúa gạo.
Nhà nước cần xem xét để gỡ nút thắt, tạo thuận lợi để DN cùng làm ăn ổn định với dân.
Nhà nước đóng vai trò giữ “luật chơi”, thúc đẩy cách làm hay, nếu phát hiện gian dối thì phải có chế tài xử lý...
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13/5, đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) thuộc Ủy ban châu Âu vừa thông báo đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống Chuyên môn và Kiểm soát Thương mại (TRACES) do Cục cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản sang thị trường EU.

Trong những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Minh Sơn (Bắc Mê) đã áp dụng mô hình nuôi ong mật vào phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cao, mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế ở địa phương. Với hệ sinh thái đa dạng, phong phú và nhiều diện tích rừng nên địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng để phát triển việc nuôi ong.

Hiện nay, một phần diện tích lúa Xuân trà chính vụ tại nhiều xã như: Việt Vinh, Việt Hồng, Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành… của huyện Bắc Quang bước vào giai đoạn thu hoạch; còn những trà lúa muộn đang ở giai đoạn chín đỏ đuôi.

Nhiệt tình, năng nổ, luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là tấm gương điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương; đó là những gì mà đoàn viên, thanh niên xã Na Khê và người dân địa phương nói về anh Lý Seo Sáng, Bí thư Đoàn xã Na Khê (Yên Minh).

Thời gian gần đây, nhiều người lạ mặt đến các vùng quê trên địa bàn tỉnh để lùng sục thu gom cau với giá cao ngất ngưởng. Điều đáng quan tâm là, các đối tượng này chỉ thu mua cau non (trái cau chỉ bằng đầu ngón tay cái) và gom cả nguyên buồng nên đây được xem là việc làm rất bất thường.