Để Cây Đu Đủ Thấp Lùn Dễ Thu Hoạch Trái

Làm thế nào để khi trồng có được những cây đu đủ thấp lùn, dễ hái trái. Bởi đu đủ là loại cây thân thảo to, không nhánh, cao khoảng 3 - 10 m. Cây đu đủ - là loại cây ăn trái phổ thông, bổ dưỡng một trong năm loại trái cây cần có trong mâm ngũ quả của người Việt trong ngày lể tết.
Chúng có tên khoa học Carica apaya L. thích nghi rộng trên nhiều loại đất, được trồng phổ biến ở các nhà vườn trong nước. Trái đu đủ chín là loại có giá trị dinh dưỡng lớn và có nhiều công dụng.
Nhiệt độ thích hợp với cây đu đủ 20 - 26 độ C. Cây không chịu ngập và chịu rét kém; không có rễ cái chỉ có nhiều rễ cố định để giữ cho cây được vững, thường không ăn sâu (chỉ khoảng 0,5 - 0,8 m); rễ hút phát triển nhiều ở tầng mặt đất từ 10 - 30 cm; rễ hút rất nhỏ, trên rễ mang rất nhiều lông hút với chức năng hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ đu đủ là loại yếu mềm, dòn, dễ bị thối khi bị ngập úng.
Chú ý khi trồng đu đủ cần thực hiện một số biện pháp kỷ thuật để tránh ngập úng gây chết cây. Trước hết là việc đào mương rộng, để có đủ đất đắp luống cao cách mực nước ngầm cao nhất khoảng 60 - 70 cm; mặt luống có hình mui luyện, tạo thoát nước, không để nước đọng khi có mưa lớn và kéo dài.
Ở những nơi thường bị ảnh hưởng lũ lụt, người ta phải lên luống trồng thật cao, không để đu đủ ngập úng trong mùa lũ lụt. Không đi lại nhiều trong vườn đu đủ đang bị ngập nước sẽ làm cho cây đu đủ nhanh chết. Đu đủ là một trong những cây sợ úng nước nhất trong các loại cây ăn trái ở nước ta.
Cây đu đủ thường có thân cao từ 3 đến 10 m. Không có cành nhánh. Để hạn chế chiều cao, ở các nước như Thái Lan, Malaisia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng biện pháp kỷ thuật làm cây đu đủ lùn như sử dụng giống lai, thực hiện việc uốn cong cây và ghép cây nhằm giảm chiều cao cây đu đủ.
Những kinh nghiệm này đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thử nghiệm thành công phương pháp ghép mắt đu đủ và áp dụng kỹ thuật uốn cong để hạ chiều cao của chúng. Với phương pháp này thì các cây con được trồng trên luống cao 30 - 40 cm, rộng từ 1 - 1,2 m. Khi cây con cao khoảng 30 cm thì bắt đầu tiến hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tọa thành một góc khoảng 300 độ so với mặt luống.
Chú ý: uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ và dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái và đặc biệt có thể tăng được mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận cũng tăng.
Có thể bạn quan tâm

Để người trồng mía thoát khỏi cái bóng của sự nghèo khó, đã đến lúc nói đến công nghệ trồng mía tiên tiến. Nhiều mô hình công nghệ đã được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lần 2 chủ đề “Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía, nâng cao thu nhập cho người nông dân” do Thành Thành Công tổ chức tuần trước.

Tin đồn tưởng chỉ độc quyền ở mồm miệng dân đen, ở quán cóc vỉa hè giờ bỗng chễm chệ, hiện hình trên các phương tiện truyền thông nhất là cộng đồng báo mạng khiến cho độc giả co rúm lên sợ hãi vì không biết mình sẽ phải ăn gì, mặc gì, dùng gì cho khỏi bị ngộ độc…

Ông Nguyễn Văn Thanh, người nuôi cá lóc ở thị trần Trà Cú (Trà Vinh) cho biết: Sau nhiều tháng cá lóc thương phẩm giảm dưới mức giá thành thì nay đã tăng mạnh trở lại và đang đứng ở mức 37.000 đ/kg.

Giá lúa bất ngờ đổi chiều và liên tục tăng khiến nhiều thương lái tranh nhau tìm mua lúa khắp nơi, không phân biệt chủng loại nhưng vẫn không mua được sản lượng lớn. Cụ thể, đối với lúa tươi thu mua tại ruộng giá dao động từ 5.400- 5.500 đ/kg, lúa khô có giá từ 5.800- 6.000 đ/kg đối với các giống OM 5451, IR 6976 và IR 50404. Riêng đối với lúa khô tạm trữ từ vụ ĐX lên đến 7.000 đ/kg.

Khoai môn là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng dài (khoảng 6 tháng/vụ) nhưng lại có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ. Hiện nay, thương lái ở các huyện Chợ Mới, Châu Phú và An Phú đã tổ chức các đại lý thu mua khoai để phân loại tiêu thụ.