Dây tiêu giống sốt giá

Nếu tiêu Ấn Độ lá tím ở các xã Tân Tiến (Bù Đốp) và Lộc Hòa, Lộc An (Lộc Ninh) thì giá 600 ngàn đồng/trụ. Bởi người trồng cho rằng giống tiêu Ấn Độ lá tím trái nhiều. Tiêu giống Ấn Độ hạt to nhưng vỏ dày, dung lượng không bằng tiêu Vĩnh Linh, nhưng tháng 12 đã cho thu hoạch, sớm so với tiêu Trung hơn 2 tháng. Thu hoạch đầu vụ, sản lượng ít do giống tiêu Ấn Độ chiếm diện tích nhỏ nên giá bán cao, nhà vườn có tiền ăn tết trong mùa giáp hạt cao su và điều. Vì vậy, mùa xuống giống năm nay nhiều người săn lùng giống tiêu Ấn Độ.
Từ năm 2010 đến nay, Bù Đốp, Lộc Ninh đã trở thành địa chỉ tin cậy để người trồng tiêu ở Tây Nguyên, Đắk Nông tìm về mua hom tiêu giống. Ông Nguyễn Văn Đức ở thủ phủ hồ tiêu Chu Sê, tỉnh Gia Lai năm nay nhờ bà con giới thiệu về Lộc An mua giống trồng mới 1.000 nọc tiêu. Ông Đức cho biết, ở các tỉnh Tây Nguyên, mấy năm nay diện tích trồng tiêu tăng cao nhưng giống tiêu không đảm bảo, trồng bị chết nhiều. Vì vậy, hiện nhiều người trồng tiêu về Lộc Ninh, Bù Đốp tìm mua giống. Ở Tây Nguyên người trồng thường xuống giống chậm hơn Bình Phước gần 1 tháng nhưng muốn có giống tốt ở những vườn tin cậy phải đặt hàng trước của các hộ trồng tiêu có kinh nghiệm, lâu năm và cắt giống trong tháng 5 về ươm 1 - 2 tháng sau mới đem trồng.
Trồng tiêu phải đầu tư vốn lớn, nhưng với giá giống cao như hiện nay thì nhà vườn sẽ thu hồi vốn ngay trong năm sau. Tuy nhiên, không phải người trồng tiêu nào cũng bán được giống. Bởi hom tiêu giống chỉ cắt được trong năm trồng đầu tiên, muốn có giống nhà vườn phải đóng đinh để tiêu bám ra rễ và ngưng bón phân ít nhất 2 tháng trước khi cắt dây. Hom chết là do người bán giống bón nhiều phân trước khi cắt ngọn để tạo sự bắt mắt với người mua thiếu kinh nghiệm, kiến thức về tiêu.
Có thể bạn quan tâm

Chủ đề đang được nông dân quan tâm hiện nay là việc Chính phủ ban hành mức hỗ trợ kinh phí cho nông dân chuyên canh lúa. Những người làm chủ ruộng được ví như “hai lúa” ngày xưa nay đã có tư duy và tầm nhìn mới, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và giống lúa chất lượng cao vào sản xuất.

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp.

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

Về Nghi Hương -Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) mùa này nhìn những cánh đồng dưa xanh ngút ngát, chạy dài ven chân những đầm sen, cái oi bức của ngày hè như dịu lại.