Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dây tiêu giống sốt giá

Dây tiêu giống sốt giá
Ngày đăng: 20/06/2015

Nếu tiêu Ấn Độ lá tím ở các xã Tân Tiến (Bù Đốp) và Lộc Hòa, Lộc An (Lộc Ninh) thì giá 600 ngàn đồng/trụ. Bởi người trồng cho rằng giống tiêu Ấn Độ lá tím trái nhiều. Tiêu giống Ấn Độ hạt to nhưng vỏ dày, dung lượng không bằng tiêu Vĩnh Linh, nhưng tháng 12 đã cho thu hoạch, sớm so với tiêu Trung hơn 2 tháng. Thu hoạch đầu vụ, sản lượng ít do giống tiêu Ấn Độ chiếm diện tích nhỏ nên giá bán cao, nhà vườn có tiền ăn tết trong mùa giáp hạt cao su và điều. Vì vậy, mùa xuống giống năm nay nhiều người săn lùng giống tiêu Ấn Độ.

Từ năm 2010 đến nay, Bù Đốp, Lộc Ninh đã trở thành địa chỉ tin cậy để người trồng tiêu ở Tây Nguyên, Đắk Nông tìm về mua hom tiêu giống. Ông Nguyễn Văn Đức ở thủ phủ hồ tiêu Chu Sê, tỉnh Gia Lai năm nay nhờ bà con giới thiệu về Lộc An mua giống trồng mới 1.000 nọc tiêu. Ông Đức cho biết, ở các tỉnh Tây Nguyên, mấy năm nay diện tích trồng tiêu tăng cao nhưng giống tiêu không đảm bảo, trồng bị chết nhiều. Vì vậy, hiện nhiều người trồng tiêu về Lộc Ninh, Bù Đốp tìm mua giống. Ở Tây Nguyên người trồng thường xuống giống chậm hơn Bình Phước gần 1 tháng nhưng muốn có giống tốt ở những vườn tin cậy phải đặt hàng trước của các hộ trồng tiêu có kinh nghiệm, lâu năm và cắt giống trong tháng 5 về ươm 1 - 2 tháng sau mới đem trồng.

Trồng tiêu phải đầu tư vốn lớn, nhưng với giá giống cao như hiện nay thì nhà vườn sẽ thu hồi vốn ngay trong năm sau. Tuy nhiên, không phải người trồng tiêu nào cũng bán được giống. Bởi hom tiêu giống chỉ cắt được trong năm trồng đầu tiên, muốn có giống nhà vườn phải đóng đinh để tiêu bám ra rễ và ngưng bón phân ít nhất 2 tháng trước khi cắt dây. Hom chết là do người bán giống bón nhiều phân trước khi cắt ngọn để tạo sự bắt mắt với người mua thiếu kinh nghiệm, kiến thức về tiêu.


Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê

Theo ông Nguyễn Xuân Trương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hiện nay phong trào chăn nuôi ở xã đang phát triển mạnh về số hộ lẫn đàn vật nuôi, ngoài nuôi heo, gà... thì mô hình chăn nuôi dê đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

24/06/2015
Nuôi trùn quế bằng rác thải thực vật hữu cơ Nuôi trùn quế bằng rác thải thực vật hữu cơ

Giun (trùn) quế có chứa trên 8% axit, khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi giúp vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, ít bệnh tật, cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột trùn trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

24/06/2015
Gần 200 lao động xã Thành Kim có việc làm từ nghề nuôi ong mật Gần 200 lao động xã Thành Kim có việc làm từ nghề nuôi ong mật

Tận dụng lợi thế của một địa phương miền núi, với nhiều diện tích vườn cây ăn quả, đồi rừng, người dân xã Thành Kim (Thạch Thành - Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi ong mật. Từ những hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên xã đã khuyến khích các hộ có điều kiện nhân rộng đàn ong.

24/06/2015
Nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp Nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, trong 6 tháng của năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn đã nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp. Để nhập khẩu lượng bắp trên, các doanh nghiệp phải chi ra gần 259 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước thì bắp nhập khẩu tăng gần 60% về lượng và 75% về giá.

24/06/2015
Người chăn nuôi trước thách thức sống còn Người chăn nuôi trước thách thức sống còn

Hàng chục triệu hộ chăn nuôi sẽ sống ra sao khi mà chỉ cần 10 doanh nghiệp nhập khẩu bò là đủ đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu dân?

24/06/2015