Đẩy Mạnh Xúc Tiến Thương Mại Gà Đồi Yên Thế (Bắc Giang)

Ngày 1-12, tại huyện Yên Thế (Bắc Giang), Sở Công thương Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Yên Thế tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở Công thương, đơn vị tiêu thụ, kinh doanh gà đồi tại Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh... và hộ chăn nuôi trên địa bàn.
Nghề chăn nuôi gà đồi phát triển mạnh ở hầu hết các xã, thị trấn của huyện Yên Thế. Toàn huyện có khoảng 12 nghìn hộ chăn nuôi, trong đó nhiều hộ có quy mô đàn từ 1 đến 2 nghìn con/lứa, mỗi năm xuất bán khoảng 4 triệu con, chủ yếu là gà lông. Hiện trên địa bàn có hai cơ sở chế biến gà thương phẩm nhưng số lượng không đáng kể.
Tổng giá trị sản phẩm mang lại mỗi năm hơn 1,5 nghìn tỷ đồng. Qua đó góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo. Mặc dù vậy, nghề chăn nuôi gà ở Yên Thế vẫn chưa thực sự phát triển bền vững do chi phí sản xuất lớn; một số hộ chăn nuôi chưa quan tâm thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ...
Tại hội nghị, ý kiến của các đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, bảo vệ thương hiệu gà đồi Yên Thế. Ngành chức năng cần có biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng vi phạm thương hiệu, chất lượng sản phẩm; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho gà đồi Yên Thế xâm nhập các thị trường tiềm năng như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương cần tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng gia cầm nhập lậu; chỉ đạo sớm xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển… Đồng thời, các ngành chức năng, địa phương tiếp tục quan tâm giúp đỡ xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ.
Nhân dịp này, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Công ty cổ phần Giang Sơn. UBND huyện Yên Thế cũng trao giấy khen cho 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Theo chân các cán bộ của Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình (TBS) đi kiểm tra SX các giống lúa thuần TBR225, BC15, TB45; lúa lai Thái Xuyên 111...; chúng tôi được chia sẻ niềm vui được mùa của nông dân xứ Nghệ.

Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã và đang triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới tại các xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng của huyện Tam Đường.

“Mô hình thanh long ruột đỏ (tím hồng) ở ấp 1, xã Long Điền Đông A, đã khẳng định được hiệu quả. Đến nay đã có 5 hộ trồng, trong đó hộ ông Nguyễn Văn Hiền trồng 450 trụ, thu lợi nhuận 60 triệu đồng/năm”, ông Trần Hùng Cường, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết.

Những năm qua, người dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng tăng trọng của bò, thời gian nuôi kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bên cạnh đó, để giảm chi phí sản xuất, ở một số địa phương, bà con tiến hành đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí. Do vậy, việc đầu tư thiết bị máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.