Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản

Một số cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn như Công ty CP Đức Thắng, Thanh Hương, Công ty TNHH Hưng Biển đã đầu tư nuôi tôm trên cát áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng nhiều quy trình nuôi tôm tiên tiến như: quy trình Bio-floc; quy trình ít thay nước sử dụng chế phẩm sinh học; quy trình ion Ag+bước đầu đã có những kết quả khả quan.
Đồng thời chủ động sản xuất giống các loại cá truyền thống: mè, trắm, chép, cá rô phi... và chuyển đổi giới tính cá rô phi toàn đực bằng hoóc-môn 17MT; đưa vào sản xuất các giống thuỷ sản mới có hiệu quả kinh tế chất lượng cao như: cá lăng chấm, cá bỗng. Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình đã xây dựng và đưa vào sản xuất giống tôm thẻ chân trắng áp dụng CNSH an toàn dịch bệnh để cung ứng cho thị trường trên 1 tỷ con giống/năm có chất lượng cao cho người nuôi tôm trong và ngoài tỉnh.
Tuy nhiên, CNSH được ứng dụng chủ yếu là CNSH truyền thống, trong khi đó lĩnh vực CNSH hiện đại thì phần lớn các cơ sở sản xuất chưa đủ điều kiện để ứng dụng, cũng như chưa có sự nối kết bền vững giữa cơ quan nghiên cứu về CNSH với các nhà máy, cơ sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, việc phát triển và ứng dụng CNSH chưa có bước đột phá mạnh, còn thụ động, manh mún, không tương xứng với tiềm năng của tỉnh và chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống.
Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH còn thiếu thốn và lạc hậu; đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực CNSH còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Đặc biệt chưa có cán bộ có trình độ cao để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH về công nghệ gen, công nghệ cấy phôi, trong khi đó thông tin về CNSH chưa được quan tâm phổ biến rộng rãi và thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 31/3, Ban Chỉ đạo Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm BHNN thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2013.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hà Nội đã tư vấn cho các địa phương lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích 2.080,9ha; trong đó có 10/31 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công, một số dự án đã thi công xong và bàn giao đưa vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà, Thanh Đa,...

Nông dân các huyện Cầu Ngang, Châu Thành (Trà Vinh) đang thu hoạch rộ vụ ớt chỉ thiên năm 2014. Giá ớt được thương lái mua 15.000 - 18.000 đồng/kg, với năng suất đạt khoảng 30 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nông dân còn lời 150 - 300 triệu đồng/ha; mức lợi nhuận khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.

Sau khi giá lúa nhích lên được vài ngày, mấy ngày qua giá lúa đã liên tục giảm trở lại. Nhiều nông dân, dù đã nhận tiền đặt cọc của thương lái nhưng vẫn không bán được lúa.

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang trồng mít Thái siêu sớm mang lại hiệu quả kinh tế cao.