Hà Nội Xây Dựng 31 Vùng Sản Xuất Rau An Toàn Tập Trung

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hà Nội đã tư vấn cho các địa phương lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích 2.080,9ha; trong đó có 10/31 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công, một số dự án đã thi công xong và bàn giao đưa vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà, Thanh Đa,...
Bên cạnh đó, Chi cục cũng rà soát, định vị được thêm 500ha RAT để tập trung quản lý, chỉ đạo; nâng tổng diện tích RAT lên 5.000ha. Tiếp tục phân công cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát sản xuất RAT tại 5.000ha RAT đã định vị ở các địa phương. Hướng dẫn, giám sát và cấp giấy chứng nhận cho 18 vùng sản xuất RAT theo VietGAP với tổng diện tích trên 150ha; sản lượng đạt khoảng 9.500 tấn/năm (tương đương 26 tấn/ngày).
Theo rà soát, đến thời điểm này, trên địa bàn TP có hơn 80 cửa hàng bán RAT, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50-120 kg/cửa hàng/ngày. Có khoảng 180 điểm bán của các siêu thị có kinh doanh RAT, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 80-200 kg/siêu thị/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Không đành lòng nhìn giống gà Hre (hay gọi là gà re) mà đồng bào của mình đã thuần hóa và nuôi từ hàng trăm năm nay đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Dễ trồng mà lại không hề tốn kém, tỏi là một trong những loại cây gia vị nhà nào cũng nên trồng.

Chiều 30.9, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2016-2020, dưới sự chủ trì của Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân.

Không chỉ “hạ nốc ao” trái cây Việt ngay trên sân nhà, trái cây Thái Lan còn chiếm luôn thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Lục Nam, toàn huyện hiện có gần 1,5 nghìn ha dẻ gần trăm năm tuổi. Năm nay sản lượng hạt dẻ ước đạt hơn 1 nghìn tấn, mang về cho người dân khoảng 20 tỷ đồng.