Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giống đậu tương

Ngày 25/8, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội phối hợp với xã Trung Châu, huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị hợp tác 4 nhà đẩy mạnh sản xuất cây vụ Đông và tiêu thụ giống đậu tương vụ Hè thu năm 2015.
Vụ Hè thu năm nay, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai mô hình sản xuất đậu tương giống DT84 với quy mô 210ha tại 2 huyện Đan Phượng và Phúc Thọ. Đến nay, 100% diện tích đậu tương đang ở giai đoạn chắc xanh chuẩn bị thu hoạch. Dự kiến năng suất trung bình đạt 2,3 tấn/ha, sản lượng đạt 490 tấn.
Giống đậu tương DT84 cho năng suất cao đạt 2,3 tấn/ha.
Bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, với giá trị kinh tế đạt trên 4,3 tỷ đồng, mô hình đã góp phần tăng giá trị sử dụng trên diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, hiệu quả mô hình sẽ cung cấp đủ lượng giống đậu tương đảm bảo chất lượng cho gần 500ha trong vụ Đông cho các huyện ngoại thành.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Trung tâm và đại diện các HTX tham gia mô hình đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một số DN kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn TP.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, tổng đàn heo nái chăn nuôi gia công của CP có khoảng 200 ngàn con với năng suất bình quân 23,5 heo con cai sữa/heo nái/năm, tương đương 4,7 triệu heo con nuôi làm giống và nuôi thịt hàng năm. Được biết, lượng thịt heo của toàn hệ thống CP cung ứng cho thị trường xấp xỉ bằng lượng heo thịt của tỉnh Đồng Nai.

Anh Lê Văn Hiệp (sinh năm 1979, xã An Phước, huyện Long Thành - Đồng Nai) được biết đến như một người “mê” làm giàu và có nhiều sáng kiến để phát triển kinh tế.

Đây là cách nuôi mới, thay đổi kỹ thuật xử lý chất thải, nhằm phát triển chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và tác động khác của mô hình giữa các cơ quan quản lý nhà nước, những hộ chăn nuôi với các nhà khoa học. Hội thảo đánh giá thực trạng chăn nuôi trên đệm lót sinh học do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tổ chức ngày 27-11-2014 đã phân tích rõ mặt được và chưa được của mô hình.

Bất chấp những khuyến cáo của doanh nghiệp và ngành chức năng, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn quyết định trữ hành để chờ giá. Hệ quả là 30.000 tấn hành tím thương phẩm đến nay vẫn chưa có nơi tiêu thụ, đang trong giai đoạn hư hỏng.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.