Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dù Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Nói Vẫn Lỗ

Dù Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Nói Vẫn Lỗ
Ngày đăng: 05/07/2013

Mặc dù giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng nhẹ trong hơn 1 tháng qua nhưng ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội, cho hay giá heo loại 1 bán tại HTX dao động từ 40.000 đến 41.000 đồng/kg, cao hơn so với mức đáy vài tháng trước khoảng 2.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với mức giá bán này, nông dân vẫn lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg.

Ông Chiến cho hay, tình trạng thua lỗ của nông dân diễn ra từ giữa năm 2012 và kéo dài tới bây giờ đã khiến cho kinh tế của nông dân trong HTX ngày càng kệt quệ, họ phải bán đất, vay ngân hàng và nay không còn khả năng trả nợ.

“Chúng tôi đã cố hết sức cầm cự rồi, nhưng nếu thị trường không khả quan thì sẽ rất nhiều hộ nông dân tại HTX không còn khả năng tái đàn” – ông Chiến bức xúc.

Ông Nguyễn Đình Thành ở Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội, chủ của một trang trại gà thịt trên 3.000 con, nói rằng giá gà xuất chuồng đang được thu mua với giá 25.000 - 26.000 đồng/kg. Với giá này, mỗi kí lô gà người chăn nuôi đang chịu lỗ 2.000 - 3.000 đồng.

Ông Thành giải thích, nuôi gà từ khi bóc trứng tới khi xuất chuồng, tính tổng cộng chi phí từ thức ăn, giống, phí đầu tư chuồng trại... giá gà bán ra thấp nhất phải 28.000 đồng/kg mới hòa vốn. Vì thế, với số gà 500 con xuất chuồng thời điểm này anh đang lỗ nặng.

Ông Chiến cho hay, số hộ trong HTX nuôi gia công cho công ty nước ngoài chiếm 60%. Những hộ này ổn định hơn so với những hộ khác vì được bao tiêu đầu ra. Tuy nhiên, theo ông Chiến, các hộ này gần như đang làm không công cho các công ty nước ngoài.

“Về lâu dài, nếu nhà nước không có một chính sách thích đáng thì ngành chăn nuôi sẽ thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài và chúng ta sẽ phụ thuộc họ cả về chi phí đầu vào lẫn giá cả đầu ra” – ông Chiến lo ngại.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013 của ngành chăn nuôi diễn ra ngày 3-7, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho hay, 6 tháng đầu năm nay, ngành chăn nuôi gặp khó khăn nhất về tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Dương lại cho rằng: “hiện ngành chăn nuôi đang dần ổn định trở lại, giá đang tăng và người chăn nuôi đang có lãi” và ông hy vọng “đến cuối năm ngành chăn nuôi sẽ không thiếu thịt”. Đồng thời ông cũng cho rằng “chưa bao giờ chúng ta (ngành chăn nuôi) làm tốt như 6 tháng qua”.

Theo ông Dương, trong tháng 7 này, Cục chăn nuôi sẽ hoàn tất một số đề án lớn để trình lên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, bao gồm đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đề án phát triển thụ tinh nhân tạo, đề án nâng cao năng lực quản lý giống vật nuôi và các chính sách phát triển chăn nuôi nông hộ.

Cục Chăn nuôi cho biết, từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thịt các loại sản xuất trong nước đạt 2,62 triệu tấn, tăng 2,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thịt heo hơi đạt 1,94 triệu tấn (chiếm 74%), thịt gia cầm hơi đạt 439.200 tấn (chiếm 16%), thịt trâu, bò hơi đạt 230.000 tấn (chiếm 9%). Theo Cục Chăn nuôi, do tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn nên đàn heo, gia cầm chỉ tăng nhẹ trong khi đàn trâu, bò giảm. Cụ thể, hiện đàn heo cả nước đạt 26,9 triệu con (tăng 1,08%), đàn gia cầm đạt 314 triệu con (tăng 1,17%).


Có thể bạn quan tâm

Ruốc Xuất Hiện Dày, Ngư Dân Trúng Đậm Ruốc Xuất Hiện Dày, Ngư Dân Trúng Đậm

Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.

09/02/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) Thực Hiện 2 Mô Hình Thủy Sản An Toàn Sinh Học Huyện Tuy An (Phú Yên) Thực Hiện 2 Mô Hình Thủy Sản An Toàn Sinh Học

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).

09/02/2015
Xây Dựng Thương Hiệu Mật Ong Rừng Sơn Động (Bắc Giang) Xây Dựng Thương Hiệu Mật Ong Rừng Sơn Động (Bắc Giang)

Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.

09/02/2015
Nuôi Dê Trên Núi Hòn Hèo Nuôi Dê Trên Núi Hòn Hèo

Anh Trần Văn Vương - Phó Trưởng Công an xã Ninh Vân kể cho tôi nghe câu chuyện khá lý thú về dê hoang trên núi Hòn Hèo. Thấy tôi hăng hái muốn lên núi tìm dê hoang, anh đã tình nguyện đi cùng. Sau cơn mưa đêm cuối năm, con đường lên đỉnh Hòn Hèo vốn đã gập ghềnh lại càng trở nên khó đi. Tôi và anh Vương gửi xe ở một chòi canh rẫy ngay bìa rừng để ngược lên khu vực thùng Ba Dao (Hòn Hèo) tìm bầy dê hoang.

09/02/2015
Trồng Khoai Tây Sinora Cho Thu Lãi Gần 1,8 Triệu/sào Trồng Khoai Tây Sinora Cho Thu Lãi Gần 1,8 Triệu/sào

Vụ đông năm 2014, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã phối hợp với Công ty TNHH Huy Hùng Thái Nguyên triển khai mô hình trồng giống khoai tây Sinora với quy mô 20ha trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt, Yên Lạc, Vô Tranh và thị trấn Đu.

09/02/2015