Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Cho Nông Dân

Đẩy Mạnh Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Cho Nông Dân
Ngày đăng: 17/06/2012

Huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã xuống giống dứt điểm lúa Hè - Thu với diện tích 22.799 ha, đạt 100% so kế hoạch, giống lúa chủ lực là OM 6976, OM 6976-14, OM 9605 và một số giống lúa thơm nhẹ; lịch xuống giống giữa các địa phương khác nhau nên trên đồng ruộng hiện nay lúa ở nhiều giai đoạn từ mạ đến làm đòng - trổ, theo đó đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và gây hại.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, trà lúa có hơn 2.290 ha nhiễm sâu bệnh, trong đó có hơn 2.000 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn, đây là đối tượng gây hại gần như suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Các ngành chuyên môn huyện chủ động phối hợp cùng các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân thông qua các buổi tập huấn, hướng dẫn nông dân cách nhận dạng đúng đối tượng và sử dụng đúng thuốc đặc trị.

Cán bộ kỹ thuật thường xuyên thăm đồng, hỗ trợ nông dân phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời

Cũng theo các ngành chuyên môn, hiện nay nấm bệnh đạo ôn có nhiều chủng khác nhau cùng gây hại trên lúa, một số thuốc trừ nấm bệnh thường được sử dụng từ trước đến nay không đạt hiệu quả cao; bên cạnh đó, một số diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá, nông dân chủ quan phun thuốc trễ nên không khống chế được bệnh, dẫn đến lúa bị thiệt hại nặng.

Dự báo trong thời gian tới, bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển và gây hại trên diện rộng, bà con nông dân cần theo dõi đồng ruộng để phát hiện và xử lý thuốc khi bệnh xuất hiện, đối với lúa bị bệnh nặng nên phun thuốc lặp lại lần 2 sau 5 - 7 ngày, ngoài ra cần xác định đúng đối tượng dịch hại trên đồng ruộng để sử dụng đúng thuốc đặc trị, bảo vệ tốt mùa màng.

Có thể bạn quan tâm

Không Vội Vàng Chặt Bỏ Cây Caosu Không Vội Vàng Chặt Bỏ Cây Caosu

Lâm Đồng chưa xảy ra hiện tượng ồ ạt chặt bỏ cây caosu để trồng các loại cây trồng khác như một số tỉnh trong vùng, nhưng rải rác ở những vùng đất canh tác không phù hợp thì hiện tượng này cũng đã bắt đầu xảy ra, hoặc chí ít là người dân bỏ mặc loại cây trồng này cho nắng mưa.

11/08/2014
Sò Huyết Giá Cao Sò Huyết Giá Cao

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.

11/08/2014
Điểm Tựa Cho Ngư Dân Vươn Khơi, Bám Biển Điểm Tựa Cho Ngư Dân Vươn Khơi, Bám Biển

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là chủ trương lớn, được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đây là điểm tựa để ngư dân và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đóng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

11/08/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Nghề Nuôi Hàu Thái Bình Dương Hiệu Quả Bước Đầu Nghề Nuôi Hàu Thái Bình Dương

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.

11/08/2014
Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

11/08/2014