Đẩy mạnh cho vay phát triển thủy sản

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM tiếp tục quán triệt, chỉ đạo đến từng chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại các văn bản trước đây về triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt trong việc niêm yết công khai điều kiện vay vốn, danh mục hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ và thông báo kết quả bằng văn bản cho chủ tàu. Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch tiếp nhận tất cả các trường hợp chủ tàu gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tại ngân hàng. Tích cực phối hợp với chủ tàu hoàn thiện hồ sơ vay vốn, nhất là những trường hợp hồ sơ gửi ngân hàng chưa đầy đủ, giúp chủ tàu kịp thời hoàn thiện hồ sơ đề nghị vay vốn ngân hàng.
Các NHTM cần đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt cho vay tại chi nhánh và hội sở chính của NHTM; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc hội sở chính NHTM để có giải pháp xử lý, tháo gỡ, giúp chủ tàu đủ điều kiện sớm được vay vốn đóng mới nâng cấp tàu, vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với các chủ tàu tạm thời gặp khó khăn về vốn đối ứng để thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các NHTM được xem xét cho vay theo cơ chế cho vay thông thường.
Các NHTM thông tin rõ ràng, đầy đủ, kịp thời tới chủ tàu các quy định của ngành Ngân hàng liên quan đến việc cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động tìm kiếm, liên hệ các đơn vị thẩm định độc lập giá trị con tàu khi cho vay nhằm đẩy nhanh tiến độ thẩm định và cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Hội sở chính các NHTM nghiên cứu và triển khai các quy định nội bộ đặc thù về giá mua bán vốn, chính sách động viên khen thưởng… nhằm khuyến khích chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố ven biển đẩy mạnh cho vay đóng mới, nâng cấp tàu, cho vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Trường hợp gặp khó khăn về nguồn vốn, các ngân hàng báo cáo kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Tôn Thất Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết từ nay đến năm 2016, trung tâm sẽ triển khai dự án Xây dựng mô hình tổ hợp tác sản xuất của các hộ trồng lan trên địa bàn tỉnh. Dự án có tổng kinh phí hơn 2,2 tỷ đồng. Đối tượng thực hiện dự án là các hộ trồng lan trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào các hộ tham gia câu lạc bộ trang trại hoa lan.

Bảy tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 58,3% lượng táo từ Trung Quốc, 41,7% lượng táo từ Mỹ, Úc, New Zealand là thông tin Cục bảo vệ thực vật vừa đưa ra.

Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi bò lai Sind đã được người nông dân trong toàn tỉnh Quảng Bình “ưa chộng” vì không những thời gian sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật, mà giá thành bán ra thị trường cũng cao hơn nhiều so với bò thường. Chăn nuôi bò lai được xem là hướng đi thích hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống cho người nông dân.

Cá nác hoa là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Cá nác hoa trước đây phân bố tự nhiên rất nhiều ở vùng bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh ven biển miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay, do việc quây đầm, nuôi ngao, sử dụng thuốc diệt tạp bừa bãi nên loài hải sản này phân bố tự nhiên không còn đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt.

Để kịp thời tái tạo và bổ sung nguồn lợi này, Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thuỷ sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau” đã được thực hiện gần 2 năm qua, nhưng để được kết quả như mục tiêu đề ra còn rất nhiều việc phải làm.