Đẩy mạnh cho vay phát triển thủy sản

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM tiếp tục quán triệt, chỉ đạo đến từng chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại các văn bản trước đây về triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt trong việc niêm yết công khai điều kiện vay vốn, danh mục hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ và thông báo kết quả bằng văn bản cho chủ tàu. Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch tiếp nhận tất cả các trường hợp chủ tàu gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tại ngân hàng. Tích cực phối hợp với chủ tàu hoàn thiện hồ sơ vay vốn, nhất là những trường hợp hồ sơ gửi ngân hàng chưa đầy đủ, giúp chủ tàu kịp thời hoàn thiện hồ sơ đề nghị vay vốn ngân hàng.
Các NHTM cần đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt cho vay tại chi nhánh và hội sở chính của NHTM; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc hội sở chính NHTM để có giải pháp xử lý, tháo gỡ, giúp chủ tàu đủ điều kiện sớm được vay vốn đóng mới nâng cấp tàu, vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với các chủ tàu tạm thời gặp khó khăn về vốn đối ứng để thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các NHTM được xem xét cho vay theo cơ chế cho vay thông thường.
Các NHTM thông tin rõ ràng, đầy đủ, kịp thời tới chủ tàu các quy định của ngành Ngân hàng liên quan đến việc cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động tìm kiếm, liên hệ các đơn vị thẩm định độc lập giá trị con tàu khi cho vay nhằm đẩy nhanh tiến độ thẩm định và cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Hội sở chính các NHTM nghiên cứu và triển khai các quy định nội bộ đặc thù về giá mua bán vốn, chính sách động viên khen thưởng… nhằm khuyến khích chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố ven biển đẩy mạnh cho vay đóng mới, nâng cấp tàu, cho vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Trường hợp gặp khó khăn về nguồn vốn, các ngân hàng báo cáo kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên 4 liên kết cần phải làm ngay: Đó là liên kết giữa cơ sở sản xuất con giống và cơ sở nuôi thương phẩm; Liên kết cơ sở thức ăn, sản xuất thương phẩm; cơ sở thú y và cơ sở con giống; Liên kết cơ sở chăn nuôi thương phẩm, giết mổ chế biến và tiêu thụ.

Từ ngày 1/1/2015, vùng nông nghiệp Lâm Đồng phải loại trừ hoàn toàn thuốc Methyl Bromide xông hơi, khử trùng trong sản xuất các loại rau, hoa… theo cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Nghị định thư Montreal của Liên Hiệp Quốc về chống suy giảm tầng ôzôn.

Tại hội nghị, nhà máy đã công bố chính sách thu mua mía nguyên liệu vụ ép 2014-2015. Công ty có chính sách trợ giá cho người trồng mía vùng gần là 50 ngàn đồng/tấn, cùng với mức trợ giá thu hoạch 10 ngàn đồng/tấn, tính ra giá mía thu mua thực tế tại ruộng vùng gần nhà máy là 895 ngàn đồng/tấn và các vùng khác là 845 ngàn đồng/tấn.

Đến thời điểm này, Bộ phận khuyến nông thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã tiến hành chấm rẫy mía được 130 hộ dân đăng ký vào Câu lạc bộ trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm, chủ yếu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và TX.Ngã Bảy.

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.