Đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản

Với gần 296.000 ha, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm gần 28% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước và chiếm 39% diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tại Cà Mau, tiêu chuẩn sinh thái quốc tế đã được áp dụng vào mô hình nuôi tôm quảng canh, đặc biệt là tôm rừng và đã được chứng nhận. Khó khăn đối với nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau hiện nay là hạ tầng vùng nuôi thiếu và yếu; thói quen sinh hoạt người nuôi tôm lạc hậu, khó thay đổi; trình độ dân trí hạn chế, trong khi nuôi tôm sinh thái phải đảm bảo được 2 nguyên tắc: thực hành tốt và lưu giữ hồ sơ tốt.
Mặc dù hiện nay có nhiều tiêu chuẩn quốc tế nhưng các tiêu chuẩn đều hướng đến mục tiêu phát triển nuôi, trồng thủy sản bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên hiện có hơn 450 nghìn ha cà phê, chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước. Tuy nhiên, cả trăm ngàn héc ta cà phê ở Tây Nguyên đã trở nên già cỗi, làm sụt giảm cả sản lượng và chất lượng chung của cà phê toàn vùng.

Sáng 8/6, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình cấy lúa bằng máy tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên.

Tính đến nay các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ (tỉnh Long An) đã thả nuôi được 2.300 ha tôm sú, tôm chân trắng, đạt 36% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngày 8-6, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, tổ chức hội nghị bàn giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Theo báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, dịch bệnh chổi rồng trên nhãn diễn biến rất phức tạp.

Một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra bởi dù giá bán khá thấp nhưng thương lái vẫn không mua