Đầu Tư Trại Giống Tôm Càng Xanh Trên Địa Bàn Huyện Tam Nông (Đồng Tháp)

Ngày 6/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương làm việc với Công ty TNHH MTV sản xuất và cung ứng tôm càng xanh Bá Tòng về việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giống tôm càng xanh.
Tại buổi làm việc, Công ty mong muốn được đầu tư trại giống tại ấp Phú Long, xã Phú Thành B, quy mô sản xuất 130 triệu con giống/năm, tổng giá trị đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, với diện tích 1.000ha thuộc quỹ đất công của huyện Tam Nông. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ kịp thời cung ứng giống tôm càng xanh cho các hộ nuôi tại vùng dự án, giảm chi phí và chủ động thời gian thả giống.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương đồng tình chủ trương xây dựng nhà máy sản xuất tôm giống của Công ty TNHH MTV sản xuất và cung ứng tôm càng xanh Bá Tòng. Đồng thời, yêu cầu Công ty sớm hoàn chỉnh dự án để UBND tỉnh xem xét và có hướng hỗ trợ thích hợp. Các ngành, địa phương cần tạo điều kiện, hỗ trợ Công ty thực hiện dự án.
Có thể bạn quan tâm

Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.

Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.

Vụ hè thu này toàn tỉnh Trà Vinh có gần 800 ha trồng khoai lang tím nhật, tập trung chủ yếu ở Duyên Hải, Cầu Ngang và huyện Trà Cú, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích, số còn lại đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn không tìm được người mua.

Mô hình được thực hiện với diện tích 1ha trên chân đất vàn, tầng canh tác dày tại xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải. Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình chịu tránh nhiệm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân, với hình thức gieo mạ non trên nền đất cứng.