Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu tư tiền tỷ khởi nghiệp với vườn lan Dendro

Đầu tư tiền tỷ khởi nghiệp với vườn lan Dendro
Ngày đăng: 24/08/2015

Anh Chinh đã gắn với công việc kế toán gần 20 năm, nhưng niềm đam mê thật sự với anh vẫn là nông nghiệp.

Năm 2010, sau khi suy tính, anh quyết định nghỉ việc rồi cùng người em dốc  vốn thành lập công ty kinh doanh cây kiểng tại quận 7, TP HCM. Một thời gian sau, nhận thấy mặt hàng hoa lan ở trong nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của thị trường và phải nhập khá nhiều từ Thái Lan, nên anh Chinh bắt đầu nghiên cứu thị trường, tính toán kỹ rồi lập đề án trồng lan với tổng mức đầu tư lên đến 20 tỷ.

Năm 2013, sau khi hoàn thành pháp lý dự án, công ty triển khai đầu tư xây dựng và cuối năm 2014 đưa vào trồng hoa lan trên diện tích 2ha của giai đoạn một với vốn vay 5 tỷ đồng từ ngân hàng. Tự mày mò học hỏi, tham gia các lơp học để nắm vững lý thuyết cơ bản, anh Chinh còn đi tìm những người có kinh nghiệm để nghiên cứu thêm trong thực tế.

Nhận thấy nghề trồng lan của người Thái phát triển rất mạnh, đi trước Việt Nam cả trăm năm, anh Chinh sang tận nơi mua giống về trồng. Vì chưa từng có kinh nghiệm, anh yêu cầu phía cung cấp cử chuyên gia kỹ thuật qua tận vườn để chuyển giao công nghệ cũng như cách chăm sóc vườn cây. “Giữa lý thuyết và thực tế rất khác nhau, hơn nữa nghề trồng lan đòi hỏi kinh nghiệm vì thế tôi chấp nhận trả mức lương cao để thuê chuyên gia kỹ thuật về chăm sóc vườn trong 3 tháng đầu tiên và định kỳ mỗi tháng một lần để giám sát quá trình phát triển của cây con”, anh nói.

Với 2 hecta đầu tiên, anh dành ra gần 3 tỷ để mua cây giống, chủ yếu là giống lan Dendro (loại lan trồng trên giàn); số tiền còn lại dùng xây dựng cơ sở vật chất từ làm giàn, vỉ trồng đến hệ thống phu sương. Hiện nay vườn lan của anh có 250.000 cây với 20 loại khác nhau. Bắt đầu trồng từ tháng 12/2014, đến nay 80.000 cây lan đã cho thu hoạch.

Trồng lan cần nguồn kinh phí lớn, vì thế anh Chinh chọn phương pháp trồng gối đầu để nhanh thu hồi vốn. Từ cây con đến lúc thu hoạch tầm 6 tháng đến một năm. Một tháng, vườn lan của anh cho cắt từ 3 đến 4 đợt. Mỗi bông có giá 600 đồng, cành lan trung bình bán ra ở mức 10.000 đồng. Anh cho biết, sau hai đợt bông đầu là có thể thu hồi được vốn cây giống, còn hai đợt bông sau có thể trả chi phí cho việc đầu tư cơ sở vật chất, công nhân…

Chia sẻ về việc chọn giống lan Dendro để trồng, anh Chinh cho biết: “Ở Việt Nam ít người trồng loại lan này vì khó trồng hơn so với lan Mokara (loại lan trồng dưới đất). Mặc dù cây giống rẻ hơn lan Mokara (60.000 - 70.000 đồng một cây), nhưng tính luôn cây con và chi phí làm giàn trồng thì lan Dendro tiết kiệm chi phí hơn”.

Lan có nhiều loại, nhiều màu, nhưng anh Chinh chủ yếu trồng lan cho hoa màu tím và trắng, vì hai loại màu này rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, anh còn đầu tư trồng bằng chậu để bán vào những dịp lễ, Tết.

Khác với những loại lan trồng dưới đất hoặc trồng bằng than, vườn lan của anh Chinh chủ yếu trồng bằng sơ dừa và trồng trên giàn, nên phải đầu tư khá kỹ để xây dựng hệ thống vỉ đựng, chậu, bành. So sánh với việc trồng lan bằng than anh phân tích: “Tôi tận dụng sơ dừa từ miền Tây với mức kinh phí bỏ ra thấp hơn so với việc trồng bằng than. Tuy nhiên, sơ dừa giữ nước lâu, không thoát nhanh như than vì thế cần đặc biệt chú trọng cách tưới để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cây”, anh Chinh nói và cho biết thêm lan khá nhạy cảm, nắng trực tiếp sẽ làm cháy lá. Có loại lan cần 40-50% hoặc 80% ánh sáng để trổ bông, vì thế cần phải chọn loại lưới phù hợp với từng loại cây. Đối với những loại sâu bệnh, anh Chinh chủ trương sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ môi trường, tuy có đắt hơn nhưng sẽ hạn chế được những rủi ro vì lan rất nhạy cảm. Thuốc trừ sâu thông thường có thể trị tận gốc mầm bệnh nhưng làm lan mất sức và rất khó hồi phục.

Hiện nay vườn lan của anh có 6 công nhân và sẽ đầu tư giai đoạn 2 với 2,3ha còn lại vào quý IV/2015, trong đó có phòng cấy mô hiện đại nghiên cứu sản xuất cây con giống. Quy mô khi hoàn thành dự án là 500.000 cây hoa lan và hàng tháng đưa ra thị trường khoảng 100.000 cành. Với thị trường ổn định hiện nay, Công ty dự kiến khoảng 3 năm sẽ thu hồi vốn.


Có thể bạn quan tâm

Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.

07/11/2014
Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút

Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh.

05/09/2014
Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng

Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện đang vào vụ thu hoạch rộ tôm trứng, với diện tích trên 450ha tập trung ở các xã: Phú Thành A, Phú Thành B, thị trấn Tràm Chim. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên giá tôm càng xanh giảm so với cùng kì năm 2013. Song song đó, nước lũ năm nay thấp dẫn đến sản lượng tôm không đạt, chi phí đầu vào tăng, khiến bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

07/11/2014
Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi vịt là một nghề không cần vốn đầu tư nhiều so với những ngành chăn nuôi khác, đồng thời thời gian nuôi ngắn, các hộ dân xoay vòng vốn nhanh, tận dụng thức ăn tự nhiên với tỷ lệ cao.

05/09/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD

Chất lượng cá ngừ sau thu hoạch so với năm ngoái vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giá trị cao (cá ngừ tươi để chế biến sashimi), trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính đều giảm tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu giảm 12,5% chỉ đạt 363 triệu USD.

07/11/2014