Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu tư hạ tầng, đồng bào có thêm sinh kế

Đầu tư hạ tầng, đồng bào có thêm sinh kế
Ngày đăng: 17/11/2015

Ông Thái Hán Trung ngụ ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu cho biết: “Trước đây, dù gia đình có đất rẫy nhiều nhưng không dám mở rộng sản xuất vì ngán cảnh gánh nước tưới.

Mới đây, nhờ có dự án kéo điện đi qua, tôi đã mua máy bơm bằng điện để tưới nước nên đám rẫy không còn thiếu nước, năng suất cao hơn, thu được lợi nhuận nhiều hơn.

Hiện cuộc sống gia đình tôi đã khấm khá lên rồi” - ông Trung phấn khởi nói.

Nhờ dự án làm đường bê tông mà việc tiêu thụ rau của người dân xã Hiệp Thành thuận lợi hơn.

Cũng như ông Trung, nhiều người dân ngụ ở ấp Giồng Giữa, xã Hiệp Thành rất phấn khởi vì Nhà nước đầu tư đường bê tông liên ấp, việc đi lại, mua bán rau cải rất thuận tiện.

Theo UBND xã Hiệp Thành, thời gian qua, xã được thụ hưởng nhiều chương trình đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Cùng với đó là sự phấn đấu của người dân nên số hộ nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm rõ rệt.

Hiện toàn xã Hiệp Thành chỉ còn 50 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.

Ông Sơn Xà Quỵnh - Trưởng phòng Dân tộc TP.Bạc Liêu cho biết: “Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng sâu, thiếu thốn về nhiều mặt, TP.Bạc Liêu còn hỗ trợ vốn sản xuất cho bà con, giúp bà con có thêm “trợ lực” để hăng hái thi đua sản xuất và thoát nghèo.

Vì thế, các chương trình cơ bản đã đáp ứng được nguyện vọng của bà con”.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu, nhiều địa phương đã làm tốt việc triển khai hỗ trợ vốn để bà con có điều kiện phát triển kinh tế.

Cụ thể, trong năm 2015, huyện Phước Long dành 1 tỷ đồng từ Chương trình 135 để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào.

Còn huyện Hồng Dân cũng vừa giải ngân cho hơn 100 hộ dân tộc Khmer nghèo vay vốn sản xuất với tổng số tiền hơn 850 triệu đồng.

“Thời quan qua, Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp tốt với các ngành chức năng thực hiện nhiều chương trình, hỗ trợ vốn ưu đãi giúp bà con dân tộc phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, có những hộ từ nghèo khó đã trở nên khấm khá.

Tới đây, chúng tôi cũng tiếp tục phát huy tinh thần trên, nhằm kéo giảm số hộ nghèo” - bà Trần Thị Hoa Ry – Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Sớm đánh giá khách quan, khoa học giống lúa N25 và Việt Hương Chiếm Sớm đánh giá khách quan, khoa học giống lúa N25 và Việt Hương Chiếm

Chiều 29/8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả khảo nghiệm giống lúa N25 và Việt Hương Chiếm tại xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) và Thạch Đài (Thạch Hà). Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn dự và phát biểu với hội thảo.

04/09/2015
Biết cho đi mới là người giàu có Biết cho đi mới là người giàu có

20 tuổi đã dám “liều” cầm cố gia sản để vay tiền làm trang trại chăn nuôi quy mô lớn đầu tiên ở xã miền núi nghèo khó. Gặt hái thành quả thì sẵn lòng sẻ chia, vận động bà con cùng mạnh dạn mở hướng thoát nghèo. Cuộc gặp gỡ với chủ trang trại tổng hợp thế hệ 8X Tôn Kế Toại (xã Sơn Thủy, Hương Sơn) đã đưa tôi đến với những bất ngờ thú vị.

04/09/2015
Ào ạt bán tháo thanh long giá rẻ giật mình 2.000 đồng/kg Ào ạt bán tháo thanh long giá rẻ giật mình 2.000 đồng/kg

Tại các tuyến đường lớn ở TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai, hàng trăm tấn thanh long Bình Thuận được đổ đống trên vỉa hè để bán với giá 10.000 đồng 4kg.

04/09/2015
Nông dân trồng cà phê không mặn mà với gói hỗ trợ 3.000 tỷ đồng Nông dân trồng cà phê không mặn mà với gói hỗ trợ 3.000 tỷ đồng

Mùa mưa năm nay, các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk có kế hoạch trồng tái canh 4.423ha cà phê già đã cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém.

04/09/2015
Công ty Nhật Bản khảo sát đầu tư sản xuất rau hữu cơ tại Hà Nam Công ty Nhật Bản khảo sát đầu tư sản xuất rau hữu cơ tại Hà Nam

Ngày 4/9, ông Yajima Takahiro, Tổng Giám đốc Công ty Nippon Vietnam Agreen (Nhật Bản) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Nam để tìm hiểu và nghiên cứu khảo sát đầu tư dự án sản xuất rau hữu cơ tại địa phương.

04/09/2015