Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu tư hạ tầng, đồng bào có thêm sinh kế

Đầu tư hạ tầng, đồng bào có thêm sinh kế
Ngày đăng: 17/11/2015

Ông Thái Hán Trung ngụ ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu cho biết: “Trước đây, dù gia đình có đất rẫy nhiều nhưng không dám mở rộng sản xuất vì ngán cảnh gánh nước tưới.

Mới đây, nhờ có dự án kéo điện đi qua, tôi đã mua máy bơm bằng điện để tưới nước nên đám rẫy không còn thiếu nước, năng suất cao hơn, thu được lợi nhuận nhiều hơn.

Hiện cuộc sống gia đình tôi đã khấm khá lên rồi” - ông Trung phấn khởi nói.

Nhờ dự án làm đường bê tông mà việc tiêu thụ rau của người dân xã Hiệp Thành thuận lợi hơn.

Cũng như ông Trung, nhiều người dân ngụ ở ấp Giồng Giữa, xã Hiệp Thành rất phấn khởi vì Nhà nước đầu tư đường bê tông liên ấp, việc đi lại, mua bán rau cải rất thuận tiện.

Theo UBND xã Hiệp Thành, thời gian qua, xã được thụ hưởng nhiều chương trình đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Cùng với đó là sự phấn đấu của người dân nên số hộ nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm rõ rệt.

Hiện toàn xã Hiệp Thành chỉ còn 50 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.

Ông Sơn Xà Quỵnh - Trưởng phòng Dân tộc TP.Bạc Liêu cho biết: “Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng sâu, thiếu thốn về nhiều mặt, TP.Bạc Liêu còn hỗ trợ vốn sản xuất cho bà con, giúp bà con có thêm “trợ lực” để hăng hái thi đua sản xuất và thoát nghèo.

Vì thế, các chương trình cơ bản đã đáp ứng được nguyện vọng của bà con”.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu, nhiều địa phương đã làm tốt việc triển khai hỗ trợ vốn để bà con có điều kiện phát triển kinh tế.

Cụ thể, trong năm 2015, huyện Phước Long dành 1 tỷ đồng từ Chương trình 135 để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào.

Còn huyện Hồng Dân cũng vừa giải ngân cho hơn 100 hộ dân tộc Khmer nghèo vay vốn sản xuất với tổng số tiền hơn 850 triệu đồng.

“Thời quan qua, Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp tốt với các ngành chức năng thực hiện nhiều chương trình, hỗ trợ vốn ưu đãi giúp bà con dân tộc phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, có những hộ từ nghèo khó đã trở nên khấm khá.

Tới đây, chúng tôi cũng tiếp tục phát huy tinh thần trên, nhằm kéo giảm số hộ nghèo” - bà Trần Thị Hoa Ry – Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Lâm Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phát Triển Kinh Tế Lâm Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phát Triển Kinh Tế

Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

18/06/2014
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Ở San Thàng (Lai Châu) Làm Giàu Từ Nuôi Cá Ở San Thàng (Lai Châu)

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.

25/11/2014
Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

19/06/2014
Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa

Nghề nuôi và khai thác nghêu ở các bãi bồi ven biển là nguồn sinh kế quan trọng đối với cộng đồng dân cư ven biển. Đó là thông tin tại hội thảo “Mối liên hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi nghêu”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) phối hợp cùng Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) vừa tổ chức tại TP HCM.

25/11/2014
Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể "Cá Bống Bớp Nghĩa Hưng"

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ hơn 20 năm trước, khi những ngư dân bắt được cá bé sau mỗi chuyến ra khơi đã gom góp lại nuôi trong ao.

19/06/2014