Đầu tư cho cây ca cao cải thiện về chất

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, hiện nay, cả nước có khoảng 11 tỉnh trồng ca cao với tổng diện tích khoảng 25.000 ha. Năng suất trồng cây ca cao hiện nay đạt bình quân 15 - 20 tấn quả tươi, tương đương 1,5 - 2 tấn hạt khô/ha/năm. Sản lượng hạt khô cả nước đạt 17.500 tấn, sản lượng hạt xuất khẩu đạt 17.400 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 43,5 triệu USD/năm.
Dù lượng xuất khẩu ca cao của Việt Nam chưa lớn, nhưng chất lượng ca cao của Việt Nam không hề thua kém các nước khác. Sản phẩm ca cao của Việt Nam được đánh giá cao là do lên men đúng quy trình, rất thích hợp để chế biến thành sô cô la nguyên chất. Ca cao Việt Nam hiện có tới 95% là sản phẩm ca cao lên men, kích cỡ hạt đạt trung bình 80 - 100% hạt/lượng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Đến năm 2020 cả nước phấn đấu trồng 50.000 - 60.000 ha ca cao, trong đó diện tích cho thu hoạch đưa vào kinh doanh là 45.000 ha, sản lượng hạt khô là 67.000 tấn, hạt khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 60.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 - 170 triệu USD/năm.
Để đạt mục tiêu này, Bộ NN&PTNT đang tiến hành hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng cây ca cao xen dưới tán cây điều, cây dừa, các cây trồng ăn trái khác; trồng mới ca cao ở những diện tích cây trồng trước đây đã già cỗi không thể phục hồi lại được bằng những giống tốt, có năng suất cao. Việc trồng thí điểm xen canh ca cao với các cây trồng khác đã áp dụng trên địa bàn 8 tỉnh trọng điểm phát triển cây ca cao, trong đó đạt hiệu quả cao nhất và được nhân rộng tại Bình Phước, Đồng Nai, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Đặc biệt, do sản phẩm từ ca cao qua chế biến như kẹo, bột… có thể lãi đến 400%, nên một số doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc đầu tư dây chuyền sản xuất tại thị trường Việt Nam như Puratos Grand Place, Vinacacao… Tính từ năm 2011 đến nay, lượng ca cao sản xuất trong nước hàng năm được các doanh nghiệp Puratos GrandPlace Việt Nam, Vinacacao, Cargill Việt Nam, Phạm Minh, Thành Đạt, Trọng Đức, Nguyên Lộc thu mua và chế biến để xuất khẩu chiếm tới 87% lượng ca cao của cả 3 vùng trọng điểm, 13% còn lại được các doanh nghiệp trong nước mua chế biến tiêu dùng nội địa.
Có thể bạn quan tâm

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD bắp, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sản lượng bắp nhập khẩu khoảng 872 ngàn tấn, tăng gấp gần 2 lần về số lượng so với năm 2013 với trị giá trên 200 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khoảng 785 triệu USD.

Đại lý giới thiệu cho anh Bẩy loại phân Urê - Silic của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu về dùng thử. Anh đã dùng một phần trong số này rắc quanh gốc cà phê, nhưng đến nay đã hơn 3 tháng, qua nhiều lần tưới nước và xới gốc, những hạt đen của phân vẫn trơ như sỏi đá. Thử hoà phân này trong nước thấy chỉ tan được một nửa. Nửa còn lại kết tủa thành từng mảng keo dính, như đất sét.

Anh Nguyễn Thanh Tâm chia sẻ kinh nghiệm trồng bí đơn giản: Ngâm ươn hạt cho nẩy mầm, ươm trong bầu cho cây bí lên 1 - 2 lá rồi đem ra trồng. Mỗi hộc trồng đào đường kính từ 2 - 2,5 tấc, phía dưới rải 1 nhúm phân NPK, sau đó cho phân rác, phân rơm hoai mục đầy hộc, rồi cho dây bí vào trồng. Mỗi dây trồng cách nhau khoảng 2,5 m.