Đầu tư cho cây ca cao cải thiện về chất

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, hiện nay, cả nước có khoảng 11 tỉnh trồng ca cao với tổng diện tích khoảng 25.000 ha. Năng suất trồng cây ca cao hiện nay đạt bình quân 15 - 20 tấn quả tươi, tương đương 1,5 - 2 tấn hạt khô/ha/năm. Sản lượng hạt khô cả nước đạt 17.500 tấn, sản lượng hạt xuất khẩu đạt 17.400 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 43,5 triệu USD/năm.
Dù lượng xuất khẩu ca cao của Việt Nam chưa lớn, nhưng chất lượng ca cao của Việt Nam không hề thua kém các nước khác. Sản phẩm ca cao của Việt Nam được đánh giá cao là do lên men đúng quy trình, rất thích hợp để chế biến thành sô cô la nguyên chất. Ca cao Việt Nam hiện có tới 95% là sản phẩm ca cao lên men, kích cỡ hạt đạt trung bình 80 - 100% hạt/lượng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Đến năm 2020 cả nước phấn đấu trồng 50.000 - 60.000 ha ca cao, trong đó diện tích cho thu hoạch đưa vào kinh doanh là 45.000 ha, sản lượng hạt khô là 67.000 tấn, hạt khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 60.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 - 170 triệu USD/năm.
Để đạt mục tiêu này, Bộ NN&PTNT đang tiến hành hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng cây ca cao xen dưới tán cây điều, cây dừa, các cây trồng ăn trái khác; trồng mới ca cao ở những diện tích cây trồng trước đây đã già cỗi không thể phục hồi lại được bằng những giống tốt, có năng suất cao. Việc trồng thí điểm xen canh ca cao với các cây trồng khác đã áp dụng trên địa bàn 8 tỉnh trọng điểm phát triển cây ca cao, trong đó đạt hiệu quả cao nhất và được nhân rộng tại Bình Phước, Đồng Nai, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Đặc biệt, do sản phẩm từ ca cao qua chế biến như kẹo, bột… có thể lãi đến 400%, nên một số doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc đầu tư dây chuyền sản xuất tại thị trường Việt Nam như Puratos Grand Place, Vinacacao… Tính từ năm 2011 đến nay, lượng ca cao sản xuất trong nước hàng năm được các doanh nghiệp Puratos GrandPlace Việt Nam, Vinacacao, Cargill Việt Nam, Phạm Minh, Thành Đạt, Trọng Đức, Nguyên Lộc thu mua và chế biến để xuất khẩu chiếm tới 87% lượng ca cao của cả 3 vùng trọng điểm, 13% còn lại được các doanh nghiệp trong nước mua chế biến tiêu dùng nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Dũng, 18 giống cây thủy sinh xuất bán đều được nhập khẩu từ chính Đan Mạch và Singapore. Sau khi được nhân giống trong phòng thí nghiệm và nuôi lớn đến mức có thể sống trong môi trường nước, công ty sẽ xuất khẩu trở lại các nước này.

Những đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Vì quyền của nông dân và hiệu qủa của nền nông nghiệp Việt Nam (Liên minh nông nghiệp) được diễn ra sáng nay (21/10), tại Hà Nội.

Hiện nay, hồ tiêu là loại cây trồng có nhiều ưu thế được nông dân trong tỉnh lựa chọn. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 11.466 ha tiêu (tăng 4.482 ha so với năm 2005); sản lượng khoảng 15.238 tấn, chiếm khoảng 5,35% tổng sản lượng cây công nghiệp của toàn tỉnh.

Nhằm hạn chế rủi ro do biến động thời tiết cũng như giá cả của thị trường, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp đa cây, đa con, có thu nhập cao và ổn định.

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.