Đầu tư 60 tỷ đồng trồng đậu và dâu tây xuất khẩu
Với tổng vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng, Dự án nông trại hữu cơ do Công ty TNHH Kon Tum Bellest triển khai tại xã Đắc Long, huyện Kon Plông do ba nhà đầu tư Việt Nam, New Zealand và Hàn Quốc thực hiện.
Trên diện tích gần 100 ha đất được UBND tỉnh Kon Tum cho thuê trong vòng 50 năm, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư sản xuất các loại đậu và dâu tây chất lượng cao. Dự kiến sản lượng đậu mỗi năm đạt 45 tấn và 1.200 tấn dâu tây. Sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Theo đại diện nhà đầu tư, trong 3 năm đầu của dự án, các loại cây họ đậu sẽ được trồng để cải tạo đất. Việc sản xuất rau, củ, quả tuân theo quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (không sử dụng hóa chất, không sử dụng phân bón hữu cơ…).
Sản phẩm của dự án sẽ được các tổ chức quốc tế kiểm định chất lượng và cấp chứng nhận hữu cơ trước khi xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đây là dự án sản xuất rau, củ, quả xứ lạnh có quy mô và bài bản nhất được triển khai tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến thời điểm này.
Dự kiến khi dự án bước vào giai đoạn sản xuất chính sẽ tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Mới 23 tuổi, chàng trai Hoàng Mạnh Cường, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên làm chủ mô hình nuôi ốc nhồi 10.000m2, doanh thu 2 tỷ đồng/năm.

Tảo Spirulina được ví là siêu thực phẩm xanh được anh Văn Hữu Tài ở xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chọn làm mô hình khởi nghiệp.

Điển hình là mô hình của anh Phạm Hoàng Nghiêm, ấp 9a2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Anh Nghiêm đã tận dụng ao vườn nuôi ốc bươu đen

Bước đầu, ông Tuấn đã thành công với mô hình nuôi ba ba thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiên phong đưa hoa cúc Đà Lạt về trồng tại Gia Lai theo hướng công nghệ cao, 2 thanh niên đã gặt hái được nhiều thành công với thu nhập hàng tỷ đồng.