Đầu tư 60 tỷ đồng trồng đậu và dâu tây xuất khẩu
Với tổng vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng, Dự án nông trại hữu cơ do Công ty TNHH Kon Tum Bellest triển khai tại xã Đắc Long, huyện Kon Plông do ba nhà đầu tư Việt Nam, New Zealand và Hàn Quốc thực hiện.
Trên diện tích gần 100 ha đất được UBND tỉnh Kon Tum cho thuê trong vòng 50 năm, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư sản xuất các loại đậu và dâu tây chất lượng cao. Dự kiến sản lượng đậu mỗi năm đạt 45 tấn và 1.200 tấn dâu tây. Sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Theo đại diện nhà đầu tư, trong 3 năm đầu của dự án, các loại cây họ đậu sẽ được trồng để cải tạo đất. Việc sản xuất rau, củ, quả tuân theo quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (không sử dụng hóa chất, không sử dụng phân bón hữu cơ…).
Sản phẩm của dự án sẽ được các tổ chức quốc tế kiểm định chất lượng và cấp chứng nhận hữu cơ trước khi xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đây là dự án sản xuất rau, củ, quả xứ lạnh có quy mô và bài bản nhất được triển khai tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến thời điểm này.
Dự kiến khi dự án bước vào giai đoạn sản xuất chính sẽ tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.

Trước tình trạng vụ việc người trồng ca cao Bến Tre đang đồng loạt chặt bỏ vườn cây của mình, trao đổi với NTNN, TS Hoàng Quốc Tuấn cho rằng chuyện này là tất yếu và đã được cảnh báo từ nhiều năm nay.

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang phát triển nuôi thủy sản ven biển-đảo bền vững, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cư dân ven biển, hải đảo.

Hàn Quốc phải nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam về trồng nấm, tạo doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, trong khi VN sẵn có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu quý, chỉ cần sử dụng 10 - 15% nguồn nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp sẽ sản xuất được 1 triệu tấn nấm, doanh thu trên 1 tỷ USD.

Mấy năm trở lại đây, người dân dùng lưới có kích cỡ nhỏ làm lưới đáy bằng lưới mùng để khai thác thủy sản ven bờ ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Tình trạng khai thác lưới mùng mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ tại địa phương.