Đầu Tư 239 Tỉ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Trà Vinh

Thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 theo hướng công nghiệp và bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn trên địa bàn huyện Duyên Hải, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 233 tỉ đồng, do Trung ương hỗ trợ.
Cụ thể là dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cấp và thoát nước cho diện tích 4.800 ha đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 2 xã Long Vĩnh, Long Hữu, có tổng vốn đầu tư 133 tỉ đồng. Công trình gồm các hạng mục chính như: đào mới 12 tuyến kênh thủy lợi có tổng chiều dài hơn 22,2 km, xây dựng 10 cống thoát nước và 8 cây cầu giao thông, nâng cấp đường điện trung thế,...
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn 3 xã Đông Hải, Long Toàn, Hiệp Thạnh có tổng vốn đầu tư hơn 106 tỉ đồng, gồm các hạng mục như: xây dựng 11 cống thoát nước và 18 cây cầu giao thông, đào mới 28 tuyến kênh thủy lợi có tổng chiều dài trên 33 km, đảm bảo phục vụ cấp và thoát nước cho hơn 1.430 ha đất nuôi trồng thủy sản. Hai dự án này được thực hiện từ nay đến năm 2017. Đây là 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật có vốn đầu tư và phục vụ cho diện tích nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Trà Vinh, lớn nhất từ trước đến nay. Nhờ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong 3 năm qua, ngành nông nghiệp Trà Vinh đã xây dựng mới thêm 500 ha vùng nuôi tôm sú công nghiệp, nâng tổng diện tích vùng nuôi tôm công nghiệp của tỉnh hiện có lên 3.650 ha.
Có thể bạn quan tâm

Cả tuần nay, ông Phan Công Định (ấp 11, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình) đứng ngồi chẳng yên, lâu lâu lại lấy điện thoại hỏi người cháu đang công tác tại TP Cà Mau coi có thương lái nào quen thân chuyên thu mua mía ở miệt Cần Thơ, Hậu Giang mai mối giúp.

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết, hiện nay tại các xã An Hải, An Hòa, An Mỹ, An Cư (huyện Tuy An - Phú Yên) rệp sáp bột hồng hại sắn xuất hiện gây hại 18ha, trên giống KM 94.

Qua thực tế cho thấy: mặc dù một số diện tích ngô gặp hạn nhưng năng suất trung bình của các mô hình vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Năng suất ở những nơi bị hạn nhiều như Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam đạt từ 52 đến 55 tạ/ha. Đối với mô hình trồng xen, năng suất trồng ngô đảm bảo. Hiệu quả ước đạt cao hơn so với canh tác truyền thống khoảng 20 đến 30%.

3 năm trước, 200 hộ dân canh tác khoảng 400 ha quýt đường ở xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được coi là những nông dân nhanh nhạy trong sản xuất nông nghiệp, tại đây cũng đã xuất hiện nhiều tỷ phú nhờ trồng quýt.

Trước đây, cây cam, quýt chỉ được trồng tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh là Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong, nhưng đến nay đã được mở rộng ra các xã là Sỹ Bình, Cao Sơn và Tú Trĩ, Phương Linh với tổng diện tích khoảng hơn 1.000ha, trong đó có 700ha đã cho thu hoạch.