Đầu Tư 239 Tỉ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Trà Vinh

Thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 theo hướng công nghiệp và bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn trên địa bàn huyện Duyên Hải, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 233 tỉ đồng, do Trung ương hỗ trợ.
Cụ thể là dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cấp và thoát nước cho diện tích 4.800 ha đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 2 xã Long Vĩnh, Long Hữu, có tổng vốn đầu tư 133 tỉ đồng. Công trình gồm các hạng mục chính như: đào mới 12 tuyến kênh thủy lợi có tổng chiều dài hơn 22,2 km, xây dựng 10 cống thoát nước và 8 cây cầu giao thông, nâng cấp đường điện trung thế,...
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn 3 xã Đông Hải, Long Toàn, Hiệp Thạnh có tổng vốn đầu tư hơn 106 tỉ đồng, gồm các hạng mục như: xây dựng 11 cống thoát nước và 18 cây cầu giao thông, đào mới 28 tuyến kênh thủy lợi có tổng chiều dài trên 33 km, đảm bảo phục vụ cấp và thoát nước cho hơn 1.430 ha đất nuôi trồng thủy sản. Hai dự án này được thực hiện từ nay đến năm 2017. Đây là 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật có vốn đầu tư và phục vụ cho diện tích nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Trà Vinh, lớn nhất từ trước đến nay. Nhờ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong 3 năm qua, ngành nông nghiệp Trà Vinh đã xây dựng mới thêm 500 ha vùng nuôi tôm sú công nghiệp, nâng tổng diện tích vùng nuôi tôm công nghiệp của tỉnh hiện có lên 3.650 ha.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, tại Việt Nam, nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang lấn át tôm sú và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong XK. Việc người dân dần chuyển sang nuôi TTCT phải chăng là xu hướng tất yếu.

Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.

Ngày 9/5, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam hợp tác cùng chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) do Tiến sĩ KL. Heong và Tiến sĩ Monina M. Escalada phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức sơ kết Chương trình “Công nghệ sinh thái và bảo tồn ong mật, thụ phấn tăng năng suất cây trồng” lần đầu tiên tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.

Sau đợt trúng giá thanh long trước Tết Nguyên đán 2013, nay người dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An tiếp tục hưởng lợi khi thanh long nghịch mùa đang có giá rất cao.

Những năm qua, khi cây tràm liên tục rớt giá thì cành, ngọn và gốc đang mang lại thu nhập khá cao cho một bộ phận không nhỏ người dân trong các lâm phần.