Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Tư 239 Tỉ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Trà Vinh

Đầu Tư 239 Tỉ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Trà Vinh
Ngày đăng: 16/03/2013

Thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 theo hướng công nghiệp và bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn trên địa bàn huyện Duyên Hải, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 233 tỉ đồng, do Trung ương hỗ trợ.
 
Cụ thể là dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cấp và thoát nước cho diện tích 4.800 ha đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 2 xã Long Vĩnh, Long Hữu, có tổng vốn đầu tư 133 tỉ đồng. Công trình gồm các hạng mục chính như: đào mới 12 tuyến kênh thủy lợi có tổng chiều dài hơn 22,2 km, xây dựng 10 cống thoát nước và 8 cây cầu giao thông, nâng cấp đường điện trung thế,...

Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn 3 xã Đông Hải, Long Toàn, Hiệp Thạnh có tổng vốn đầu tư hơn 106 tỉ đồng, gồm các hạng mục như: xây dựng 11 cống thoát nước và 18 cây cầu giao thông, đào mới 28 tuyến kênh thủy lợi có tổng chiều dài trên 33 km, đảm bảo phục vụ cấp và thoát nước cho hơn 1.430 ha đất nuôi trồng thủy sản. Hai dự án này được thực hiện từ nay đến năm 2017. Đây là 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật có vốn đầu tư và phục vụ cho diện tích nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Trà Vinh, lớn nhất từ trước đến nay. Nhờ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong 3 năm qua, ngành nông nghiệp Trà Vinh đã xây dựng mới thêm 500 ha vùng nuôi tôm sú công nghiệp, nâng tổng diện tích vùng nuôi tôm công nghiệp của tỉnh hiện có lên 3.650 ha.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Đồng Bằng Sông Cửu Long Gặp Khó Khi Vào Vụ Nuôi Tôm Mới Nông Dân Đồng Bằng Sông Cửu Long Gặp Khó Khi Vào Vụ Nuôi Tôm Mới

Theo Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm mới.

06/03/2013
Thương Lái Mỹ Đức Bán Ớt Khô Thu Lợi Nhuận Cao Ở An Giang Thương Lái Mỹ Đức Bán Ớt Khô Thu Lợi Nhuận Cao Ở An Giang

Thời tiết nắng liên tục thuận lợi cho thương lái ở xã Mỹ Đức (An Giang) trong việc phơi ớt khô bán sang Campuchia. Chị Nguyễn Ngọc Hiền, một thương lái có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề phơi ớt khô, cho biết: Gia đình chị đang phơi khoảng 15 tấn ớt. Ớt tươi được mua với giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg và phơi trong 7 ngày nắng là có thể bán cho các thương lái với giá dao động từ 56.000 - 60.000 đồng/kg. Ước tính bình quân mỗi ký ớt khô thu lãi từ 1.500 - 2.000 đồng. Một tấn ớt khô thương lái thu lãi khoảng 1,5 - 2 triệu đồng.

06/03/2013
Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Ao Đất Ở Hậu Giang Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Ao Đất Ở Hậu Giang

Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.

07/03/2013
Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa) Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa)

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

07/03/2013
Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.

08/03/2013