Đầu tư 10.000 tỉ đồng phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng

Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 3 tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sáng 17-5, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho rằng 5 tỉnh Tây Nguyên mới chỉ đóng góp 4,5% GDP của cả nước, được coi là vùng kém phát triển so với các khu vực khác.
Nhu cầu vốn phát triển Tây Nguyên rất lớn nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng một phần cơ bản và phải huy động từ các nguồn khác như ODA, FDI và vốn trong nước.
Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh chính sách và định hướng thu hút đầu tư vào Tây Nguyên như tín dụng cho Tây Nguyên, thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt thời gian sắp tới sẽ biến Tây Nguyên thành thủ phủ mắc ca của Châu Á và cả thế giới.
Theo đó, một đề án phát triển mắc ca tại Việt Nam với số vốn dự kiến trong 5 - 10 năm tới lên đến 20 ngàn tỷ đồng cho Tây Nguyên được khởi động để hướng đến nông dân và các đối tượng kinh doanh khác trong chuỗi giá trị mắc ca.
Riêng tại Lâm Đồng, LienvietPostBank và Him Lam thỏa thuận phát triển Macca tại Tây Nguyên thành cây chiến lược mới ở Lâm Đồng với tổng số vốn đầu tư 10.000 tỉ đồng trong 5 đến 10 năm tới. Tập đoàn Him Lam vay vốn và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống, mua, chế biến, bán trong nước và xuất khẩu.
Cũng tại hội nghị, 8 ngân hàng thương mại ký thỏa thuận đầu tư với 17 doanh nghiệp thực hiện 16 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 16.600 tỷ đồng vào 5 tỉnh Tây Nguyên.
Trong đó, riêng tỉnh Kon Tum có tổng mức đầu tư lớn nhất lên đến 7.700 tỷ đồng. Đồng thời, các ngân hàng cam kết cho vay trung và dài hạn với số tiền khoảng 15.000 tỷ đồng đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của khu vực như thủy điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình được thực hiện thí điểm tại cánh đồng Khu phố 1 và 2 thị trấn Tân Sơn với diện tích 1,5 ha. Với mục đích thay đổi tập quán canh tác 3 vụ lúa/năm bằng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp trên cùng 1 diện tích.

Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc hỗ trợ 2 triệu đồng/ha để chuyển đổi 112.000ha đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sang các cây trồng khác.

Sáng ngày 9-4, Công ty TNHH Một Thành viên (MTV) Nichirei Suco Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy sơ chế sơ ri tại ấp Hòa Bình, xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Đến dự có lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành; lãnh đạo TX. Gò Công và huyện Gò Công Đông.

Bà Lê Thị Như ở thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, cho biết: Giá rau mồng tơi tăng cao như vậy là do mùa nắng nóng nhu cầu ăn canh rau trong mỗi gia đình tăng cao. Hơn nữa, mùa này nguồn nước ngọt dùng để tưới rau rất khan hiếm, ít người trồng rau nên giá rau tăng vọt lên.

Theo số liệu thống kê của Sở NNPTNT Vĩnh Long, hiện toàn tỉnh có trên 7.730ha trong tổng số 9.330ha vườn trồng nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng, trong đó vườn bị bệnh nặng (tỷ lệ nhiễm trên 70%) là gần 3.000ha. Nhiều nhà vườn đành phải ngậm ngùi đốn bỏ vườn nhãn...