Dầu Tiếng (Bình Dương) Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.
Hầu hết các hộ chăn nuôi ĐVHD nói trên đều có sự kiểm soát và cấp phép của ngành kiểm lâm và Phòng Tài nguyên và Môi trường. Giá trị chăn nuôi ĐVHD đem lại vào khoảng 8 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐVHD không ổn định, nên phong trào chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn huyện có xu hướng giảm về quy mô và giống loài.
Xác định đây là ngành có giá trị kinh tế rất cao, cần khuyến khích phát triển theo từng khu vực, phù hợp với điều kiện sinh trưởng của từng loài, huyện Dầu Tiếng đã có kế hoạch đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ĐVHD.
Theo kế hoạch, Dầu Tiếng sẽ tập trung phát triển các mô hình chăn nuôi ĐVHD theo hướng tập trung và có chất lượng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, tiến tới xuất khẩu để giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cá tra sang EU có thể tăng từ 19% hiện nay lên 40% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm tới nếu các doanh nghiệp (DN) có những chiến lược marketing thương hiệu tốt, hướng đến các thị trường giá cao, chất lượng cao.

- Tên tiếng Anh: Alaska Pollock - Tên khoa học: Theragra chalcogramma Pallas, 1814 Tên khoa học mới: Gadus halcogrammus - Thuộc họ Cá tuyết: Gadidae - Thuộc bộ Cá tuyết: Gadiformes

Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước đã có khoảng 32.000 tấn hàng thủy sản các loại xuất khẩu sang các nước bị trả về do nhiễm kháng sinh cấm, vi sinh và tạp chất...

Mô hình chăn nuôi gà ri thả vườn được triển khai tại các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hơn hai năm nay, ông Lê Công Chiến, ngụ ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là người mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi thỏ sinh sản. Mô hình của ông thành công đã mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cho nông dân địa phương.