Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt
Ngày đăng: 09/01/2013

Sau hơn 7 tháng thả nuôi, đến nay mô hình nuôi cá nước ngọt của hộ ông Bùi Tá Lợi ở xã Nghĩa Kỳ và hộ ông Nguyễn Điều ở xã Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã đem lại kết quả. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ giải quyết cho nhiều diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả trong sản xuất của địa phương.

Ruộng đất có nhiều nhưng lại nằm trong vùng trũng, không thuận lợi cho việc trồng lúa nên sau nhiều năm trồng lúa kém hiệu quả, ông Nguyễn Điều ở thôn An Nhơn, xã Nghĩa Thắng đã quyết định "dồn điền, đổi thửa" nhằm tìm kiếm một hướng đi mới. Với diện tích mặt hồ trên 1000 m2, ông Điều thả 2.000 con cá trắm cỏ. Để tận dụng lượng phân thải của cá trắm cỏ và nguồn thức ăn ở tất cả các tầng trong một diện tích nuôi, ông Điều còn thả nuôi thêm nhiều loại cá khác như: Cá mè trắng, cá chép hồng, rô phi, cá trôi…

Bắt đầu thả nuôi từ tháng 4/2012, đến nay số lượng cá sống đạt 85%. Trong đó, cá trắm cỏ có trọng lượng bình quân trên 1 kg/con. Các loại cá khác có trọng lượng từ 0,4 - 0,5 kg/con. Hiện nay, cá trắm cỏ có giá 40.000 đồng/kg; cá trôi, cá rô phi, cá chép 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Điều thu lãi khoảng 44 triệu đồng (chưa tính đến sự hỗ trợ của Nhà nước cho gia đình về giống và vật tư là 11 triệu đồng).

Ông Điều cho biết: "Cá trắm cỏ là loại cá dễ nuôi. Ngoài thức ăn tổng hợp dạng viên có sẵn, ông còn tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp như: Rau, cỏ, bèo, lá mì… để làm thức ăn bổ sung cho cá, nhằm giảm bớt chi phí". Theo ông Điều, so với trồng lúa, nuôi cá nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều. Người nuôi có thể tranh thủ thời gian nông nhàn. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để cho cá ăn (vào buổi sáng và buổi chiều).

Còn ông Bùi Tá Lợi (ở thôn Phú Sơn, xã Nghĩa Kỳ) thì lại chọn loại cá thác lác cườm để nuôi. Với diện tích 500m2, ông Lợi thả 2.500 con cá thác lác cườm. Sau hơn 7 tháng nuôi, tỉ lệ sống trên 70%. Đây là loại cá mới đối với người nuôi, lại có giá trị kinh tế cao. Dựa vào lợi thế ao nuôi gần chợ nên hằng ngày ông Lợi có thể cung cấp đủ nguồn thức ăn tươi cho cá.

Ông Lợi chia sẻ: "So với một số loại cá nước ngọt khác thì hiện nay cá thác lác cườm có giá trị cao hơn. Nguồn thức ăn của cá chủ yếu là cá con tươi. Mặt khác, đây là loại cá có hình dáng đẹp nên nhiều người mua về làm cảnh. Sắp đến Tết Nguyên đán nên số lượng người mua về làm cảnh tăng vọt, lại bán được với giá cao hơn rất nhiều so với cá thương phẩm". Hiện tại ông Lợi đã bán được hơn 200 con cá thác lác cườm, trọng lượng từ 3 - 5 gram/con. Trung bình mỗi con có giá từ 100 - 200 ngàn đồng. Trong khi giá cá thương phẩm là 70.000 đồng/kg.

Ông Phạm Đăng Đồng - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa cho biết: Hiện nay có nhiều diện tích trồng lúa và hoa màu kém hiệu quả, người dân chỉ có thể canh tác một vụ nhưng cũng không mấy "mặn mà", bởi công sức bỏ ra nhiều, nhưng hiệu quả kinh tế không đáng là bao. Vì vậy việc "dồn điền, đổi thửa", tìm kiếm một hướng đi mới là cần thiết. Mô hình nuôi cá nước ngọt bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Cái khó nhất là việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, nếu bà con không thu hoạch đại trà như trước đây, mà thu hoạch tỉa trong thời gian kéo dài thì sẽ tiêu thụ dễ dàng. Trong thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện sẽ tiếp tục khuyến khích bà con nhân rộng mô hình nuôi cá nước ngọt tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Nam Xuân, Nông Dân Mạnh Dạn Thay Đổi Tư Duy Làm Ăn Nam Xuân, Nông Dân Mạnh Dạn Thay Đổi Tư Duy Làm Ăn

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.

02/10/2014
Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Bột Cá Thành Bình Làm Chắc, Ăn Chắc Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Bột Cá Thành Bình Làm Chắc, Ăn Chắc

Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.

03/10/2014
Công Nhận 7 Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu Công Nhận 7 Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu

Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014

03/10/2014
Vui Buồn Nghề “Đi Ong” Vui Buồn Nghề “Đi Ong”

Nghe tiếng xe máy, một người đàn ông dong dỏng cao bước ra khỏi lều bạt. Đó là ông Tân Hữu Đức, chủ của những thùng ong. Ông Đức năm nay 52 tuổi, nhưng có đến 30 năm theo nghề nuôi ong. Ông Đức bảo đã gắn bó với con ong từ rất sớm. Học xong lớp 12, ông không đi học nghề, mà rong ruổi theo đàn ong cùng ba mình.

03/10/2014
Thử Nghiệm Giống Bắp Lai Năng Suất Cao Thử Nghiệm Giống Bắp Lai Năng Suất Cao

Sau một thời gian trồng thử nghiệm tại khu vực thôn 1, với giống bắp lai VN8960 trên vùng đất pha cát ven suối tại khu vực này cho năng suất cao, chất lượng hạt bắp to và đều, kháng sâu bệnh và có khả năng thích ứng rộng và chịu hạn tốt.

03/10/2014