Dâu Tây Đà Lạt Không Chứa Dư Lượng Thuốc BVTV Vượt Ngưỡng

Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong mẫu dâu tây Đà Lạt mới đây cho thấy, đến thời điểm này, không phát hiện mẫu dâu tây nào có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng.
Đây là chuyển biến tích cực của nghề trồng dâu tây tại TP Đà Lạt, giúp lấy lại uy tín cho loại quả đặc sản này.
Cụ thể, kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV đã giảm từ mức 8% vào năm 2012 xuống còn khoảng 5% vào cuối năm 2013. Và đến nay không phát hiện mẫu dâu tây có dư lượng vượt ngưỡng. Riêng các mẫu dâu tây lấy từ vườn trồng theo công nghệ cao thì đạt 100% an toàn.
Trong vài năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác đã làm tăng năng suất, chất lượng dâu tây và kiểm soát được dư lượng thuốc BVTV. Nhờ vậy đã nâng cao được thương hiệu dâu tây Đà Lạt - một loại đặc sản từng đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do dịch bệnh, nhiễm thuốc và do dâu tây Trung Quốc xâm chiếm.
Có thể bạn quan tâm

Tờ Nikkei Asian Review cho biết, tập đoàn Kitoku Shinryo của Nhật Bản sẽ đầu tư 3,36 triệu USD để phát triển giống lúa chất lượng cao tại Việt Nam.

Từ ngày 14 - 16/10/2015, hơn 100 nhà hoạch định chính sách và chuyên gia về lúa gạo đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tham dự Diễn đàn Tương lai lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015 tổ chức tại Việt Nam.

Các vụ lúa gần đây, ngành nông nghiệp sản xuất thành công một số giống lúa chống chịu sâu bệnh, kháng rầy lưng trắng. Tuy nhiên, việc áp dụng vào sản xuất vẫn còn hạn chế.

Những ngày này, nhiều hộ dân ở các xã ven sông của huyện Duy Xuyên đang khẩn trương thu hoạch vụ tôm cuối cùng trong năm 2015 nhằm tránh thất thoát do mưa lũ gây ra. Hiệu quả kinh tế của vụ nuôi này không cao do sản lượng sụt giảm cùng giá bán thấp hơn các vụ trước.

Hải quan Quảng Ninh vừa chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với mặt hàng Táo đỏ Phú Sỹ nhập khẩu từ Trung Quốc có bao bì mang nội dung vi phạm pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.