Dâu Tây Đà Lạt Không Chứa Dư Lượng Thuốc BVTV Vượt Ngưỡng

Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong mẫu dâu tây Đà Lạt mới đây cho thấy, đến thời điểm này, không phát hiện mẫu dâu tây nào có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng.
Đây là chuyển biến tích cực của nghề trồng dâu tây tại TP Đà Lạt, giúp lấy lại uy tín cho loại quả đặc sản này.
Cụ thể, kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV đã giảm từ mức 8% vào năm 2012 xuống còn khoảng 5% vào cuối năm 2013. Và đến nay không phát hiện mẫu dâu tây có dư lượng vượt ngưỡng. Riêng các mẫu dâu tây lấy từ vườn trồng theo công nghệ cao thì đạt 100% an toàn.
Trong vài năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác đã làm tăng năng suất, chất lượng dâu tây và kiểm soát được dư lượng thuốc BVTV. Nhờ vậy đã nâng cao được thương hiệu dâu tây Đà Lạt - một loại đặc sản từng đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do dịch bệnh, nhiễm thuốc và do dâu tây Trung Quốc xâm chiếm.
Có thể bạn quan tâm

VASEP yêu cầu DOC phải thực hiện nhất quán trong việc sử dụng Bangladesh làm quốc gia thay thế để tính giá trị đầu vào đối với cá tra Việt Nam trong quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 08 và 09 như các năm trước đây.

Trước tình trạng hầu hết nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng phi mã, các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên liệu như thóc, gạo, sắn… thay thế để giảm chi phí đầu vào.

Cụt cánh tay trái do vấp phải bom bi trong một lần đào gốc tre, những tưởng cuộc sống của anh sẽ rơi vào khốn khó. Nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, anh đã dần vượt qua được khó khăn, mặc cảm để đưa gia đình vươn lên làm giàu bằng nghề chăn nuôi vịt đồng. Đó là anh Võ Văn Đề, 51 tuổi ở thôn Hội Yên, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị)…

Đi tham quan mô hình gồm có 150 gian chuồng mới được dựng lên kiên cố trên diện tích nhà hình chữ U rộng khoảng 200m2, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Hệ thống điện, các ô cửa cho ánh sáng tự nhiên, khoang chứa nước… đều được bố trí khoa học, đầy đủ, rất thuận tiện cho việc chăm sóc vật nuôi.

Theo Matthew Briggs, cố vấn nuôi trồng thủy sản của công ty Ridley Aquafeed với hơn chục năm kinh nghiệm trong ngành tôm Đông Nam Á, thiếu hụt do Hội chứng EMS khắp châu Á nhiều khả năng sẽ kéo dài ít nhất trong vài năm tới, thậm chí “có thể lâu hơn”