Dâu tây Đà Lạt bị bệnh gôm tấn công

Vườn bị bệnh năng suất giảm 30%, đặc biệt khó khăn là khi đã thu hoạch, chỉ cần 1 trái có mầm bệnh sau thời gian vận chuyển sẽ lan ra gây hỏng cho 30, thậm chí 40% trái trong hộp khiến nhà vườn thiệt hại nặng do bị thương lái trừ tiền. Nhiều nhà vườn cho biết, từ khi bệnh cao su tràn lan, thu nhập của họ đã giảm 40%.
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt, bệnh gôm do nấm Phytopthora cactorum gây ra, xâm nhiễm cả trái non và trái chín khiến trái bị hỏng. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa và ở những vườn chưa làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng cũng như bón phân chưa cân đối.
Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt khuyến cáo bà con, để hạn chế bệnh gôm cần xử lý kỹ đất trước khi xuống giống, mật độ trồng không quá dày, cây sau khi cắt tỉa cần tiêu hủy và chôn xa đồng ruộng. Phân bón cần cân đối, tăng cường kali và can xi để tăng tính kháng bệnh, sử dụng nguồn nước sạch tưới dâu. Về thuốc bảo vệ thực vật, bà con có thể phun các loại như insuran + carban hay ridomil + carban, chú ý phun đúng theo liều lượng quy định của nhà sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Thông tin về xoài Trung Quốc ngâm hóa chất bày bán tràn lan ở Hà Nội do một tờ báo chính thống đăng tải, rồi một số trang tin điện tử nhanh chóng đăng lại mấy ngày hôm nay đang khiến dư luận hoang mang. Nông dân trồng xoài thì lại một phen khốn đốn. Giá xoài rớt xuống chỉ còn chưa đến 10 nghìn đồng/kg.

Tại hội thảo quốc gia “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam” vừa được tổ chức mới đây, Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu ra một số liệu thống kê khiến nhiều người giật mình: Trung bình mỗi năm, nông dân Việt Nam lãng phí 2 tỷ USD vì sử dụng phân bón không đúng cách. Trong con số 2 tỷ USD này, có một phần của nông dân tỉnh Lâm Đồng.

Những ngày qua Sở NN-PTNT Quảng Nam đã thành lập 5 đoàn công tác về các vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh để trực tiếp chỉ đạo khâu phòng chống dịch.

Giá đường giảm và giảm đến mức nào? Đó là câu hỏi mà các nhà máy đường tự hỏi và hỏi lẫn nhau, nhưng rồi ai cũng lắc đầu vì... bí!