Dâu tây chỉ 5 tuần tuổi cho thu hoạch

Nhanh đến khó tin
Ngày 6/4, tình cờ đưa đoàn khách bạn bè ở xa đến vườn dâu tây Pháp của Công ty Sinh học sạch Biofresh, chúng tôi được nhìn thấy 4 chậu dâu tây “vượt trội” nằm lẫn trong vườn nên đã tìm gặp chủ nhân - kỹ sư Nghiêm Văn Minh - để tìm hiểu.
Theo kỹ sư Nghiêm Văn Minh, ở Đà Lạt trước đây, nông dân thường hay sử dụng các giống dâu tây gieo từ hạt nên từ khi xuống giống đến lúc ra hoa dài từ 6 - 7 tháng. Sau này, nhờ nhập các giống dâu tây mới từ nước ngoài về và trồng bằng cây giống nuôi cấy mô nên thời gian ra hoa và kết trái của cây được rút ngắn xuống còn 3 - 4 tháng.
Như vậy, với các giống dâu mới được trồng bằng cây con nuôi cấy mô, từ lúc xuống cây giống đến khi thu hoạch lứa đầu tiên cũng kéo dài từ 4 - 5 tháng. Ở Đà Lạt, thời vụ trồng dâu tây khoảng từ tháng 8 - 9, thu hoạch vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau.
Gần đây, nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến, người Đà Lạt trồng và thu hoạch dâu tây quanh năm. Tuy nhiên, ở Đà Lạt - xứ sở chủ yếu của dâu tây - (và có lẽ cả nước), chưa một ai trồng và thu hoạch loại cây trái này chỉ trong vòng 5 tuần như ở Biofresh.
Trong khi đó, 4 chậu dâu tây “vượt trội” này của Công ty Sinh học sạch Biofresh lúc chúng tôi đến tham quan chỉ mới hai tuần đã cho hoa và bắt đầu kết trái lác đác. Kỹ sư Minh nói thêm: “Những trái dâu non này chỉ cần khoảng 3 tuần nữa là chín, là cho thu hoạch”. Như vậy, với 4 chậu dây tây “vượt trội” của Biofresh, thời gian từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch lứa đầu tiên chỉ có 5 tuần! Quả là một sự thật đến... khó tin!
Kỹ thuật mới
Chúng tôi hỏi kỹ sư Minh: “Giống dâu này mới được anh nhập về từ Pháp?”. Ông Minh vừa lắc đầu và vừa cười vui: “Vẫn là giống dâu của Pháp có trong vườn. Tuy nhiên, tôi đang nghiên cứu một quy trình sản xuất mới để rút ngắn nhất thời gian sinh trưởng của cây một cách có thể. Gần đây, tôi đã tìm cách để rút từ 3 tháng xuống còn hai tháng hoặc hai tháng rưỡi. Nay, với 4 chậu cây giống thử nghiệm này, thời gian sinh trưởng chỉ còn 5 tuần - từ lúc xuống cây giống đến khi thu hoạch trái dâu đầu tiên”.
Ông Minh nói thêm, mặc dầu “mang tiếng” là trồng dâu tây giống Pháp đã 4 năm nhưng có thể nói 3 năm đầu coi như “vứt” vì cứ phải chuyển đổi vườn liên tục. Chỉ mới đây, trong vòng một năm kể từ khi chuyển về khu vực hồ Than Thở này và vườn dâu ổn định với khoảng 2ha đất, ông mới có thời gian để nghiên cứu và áp dụng một số kỹ thuật canh tác một số giống cây nông nghiệp, nhất là cây dâu tây và là giống dâu tây mới của Pháp, mà ông học được từ khi còn ở bên Pháp (kỹ sư Nghiêm Văn Minh có thời gian dài sống và làm việc tại Pháp, ông vừa về Việt Nam trong vòng 4 năm nay).
Chúng tôi có hỏi kỹ sư Nghiêm Văn Minh về “vấn đề cốt yếu” của kỹ thuật mới mà ông đang thử nghiêm là gì; tuy nhiên, ông chỉ lắc đầu và cười: “Đang trong vòng bí mật mà! Rồi đây, tôi sẽ công bố, nhưng không phải là lúc này!”.
Có lẽ dâu tây từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ 5 tuần là “câu chuyện” duy nhất ở Việt Nam mà Biofresh của Lâm Đồng đang “sở hữu”! Cũng xin được nói thêm, kỹ sư Nghiêm Văn Minh cho chúng tôi biết, nếu quy trình canh tác theo kỹ thuật rất mới mà ông đang nghiên cứu này thành công mỹ mãn thì ông không chút ngần ngại khi chuyển giao nó cho nông dân Đà Lạt!
Có thể bạn quan tâm

Trong mười năm qua, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam luôn đồng hành với người chăn nuôi vượt qua khó khăn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, kiến nghị các giải pháp phòng, chống dịch cúm, các chính sách khuyến khích chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh gia cầm, góp phần khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.