Đậu phụng được mùa, được giá

Đến nay, nông dân Bình Thuận đã thu hoạch được khoảng 380 ha đậu phụng vụ ĐX, đạt hơn 90% diện tích, năng suất đạt 40 tạ/ha, cao hơn gần 10 tạ/ha so với cùng vụ năm trước. Đây là vụ đậu phụng có năng suất cao nhất từ trước đến nay ở Bình Thuận. Bà con nông dân thêm phấn khởi vì giá đậu phụng đang ở mức cao, thương lái đến tận nơi mua với giá 22.000 - 23.000 đồng/kg đậu khô, cao hơn 7.000 - 8.000đ/kg so với 2 năm vừa qua. Với giá bán này, bà con có lãi trên 2 triệu đồng/sào.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thuận, cho biết: “Sau khi có nguồn nước tưới dồi dào, xã đã triển khai cho bà con phát triển mạnh cây đậu phụng, xem đây là loại cây trồng chủ lực của địa phương, giúp ổn định, nâng cao đời sống người dân trong xã. Đáng mừng là năng suất đậu phụng năm nay cao hơn năm trước và hiệu quả kinh tế cũng cao hơn”. Ông Bùi Văn Chung, ở thôn Hòa Mỹ, bộc bạch: “So với các năm trước, vụ đậu phụng ĐX này rất đạt. Tôi làm 5 sào, ước đạt 2 tạ khô/sào. Với giá bán bình quân 21.500 đồng/kg, có lãi cao hơn các năm trước”.
Ông Lê Xuân Hùng, ở thôn Thuận Nhứt, cho biết: Ngoài bán đậu trái, người trồng đậu phụng còn tận dụng dây đậu làm thức ăn cho trâu bò hoặc bán cho người có nhu cầu với giá từ 200 ngàn đến 250 ngàn đồng/sào đối với dây đậu tốt. Riêng vụ ĐX năm nay tôi làm 80 kg giống, thu 1,6 tấn, tính ra đạt 200 kg/sào. Nói chung làm cây đậu phụng là có hiệu quả, có lời chứ không lỗ, ngoài được năng suất, được giá, mình còn lấy được dây để nuôi bò, lấy đậu lép chăn nuôi gà… lợi đủ thứ.
Để phát huy tiềm năng đất đai và lợi thế về nguồn nước tưới dồi dào, trong thời gian tới, xã Bình Thuận tăng cường hỗ trợ nhiều mặt cho nông dân phát triển mạnh việc sản xuất cây đậu phụng để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.

Tại các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, thị xã Tân Châu (An Giang)… có 37 hộ chăn nuôi vịt theo phương pháp an toàn sinh học, với quy mô mỗi hộ từ 500 con đến 4.000 con.

Theo chân ông Huỳnh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Công Hải, Thuận Bắc, chúng tôi tìm về thôn Hiệp Kiết gặp ông Nguyễn Quới, gương nông dân sản xuất điển hình của địa phương.Ông vui vẻ kể lại những ngày đầu lập nghiệp khó khăn của hai vợ chồng. Năm 1983, tích lũy được ít vốn, vợ chồng ông mua chiếc máy cày 30 triệu đồng làm đất cho bà con thôn xóm.

Gần đây, vài nơi vùng ngọt hóa phía Bắc của tỉnh Cà Mau, nhiều nông hộ trồng lúa lâu năm đã lén đưa nước mặn vô ruộng nuôi tôm, khiến chính quyền sở tại lo lắng…

Trong khi rất nhiều người tiêu dùng bị lừa khi mua phải cá tầm nhập lậu, thì không ít cơ sở sản xuất trong nước lại đang chờ phá sản vì không thể cạnh tranh với cá tầm nhập lậu giá rẻ.