Đậu phụng được mùa, được giá

Đến nay, nông dân Bình Thuận đã thu hoạch được khoảng 380 ha đậu phụng vụ ĐX, đạt hơn 90% diện tích, năng suất đạt 40 tạ/ha, cao hơn gần 10 tạ/ha so với cùng vụ năm trước. Đây là vụ đậu phụng có năng suất cao nhất từ trước đến nay ở Bình Thuận. Bà con nông dân thêm phấn khởi vì giá đậu phụng đang ở mức cao, thương lái đến tận nơi mua với giá 22.000 - 23.000 đồng/kg đậu khô, cao hơn 7.000 - 8.000đ/kg so với 2 năm vừa qua. Với giá bán này, bà con có lãi trên 2 triệu đồng/sào.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thuận, cho biết: “Sau khi có nguồn nước tưới dồi dào, xã đã triển khai cho bà con phát triển mạnh cây đậu phụng, xem đây là loại cây trồng chủ lực của địa phương, giúp ổn định, nâng cao đời sống người dân trong xã. Đáng mừng là năng suất đậu phụng năm nay cao hơn năm trước và hiệu quả kinh tế cũng cao hơn”. Ông Bùi Văn Chung, ở thôn Hòa Mỹ, bộc bạch: “So với các năm trước, vụ đậu phụng ĐX này rất đạt. Tôi làm 5 sào, ước đạt 2 tạ khô/sào. Với giá bán bình quân 21.500 đồng/kg, có lãi cao hơn các năm trước”.
Ông Lê Xuân Hùng, ở thôn Thuận Nhứt, cho biết: Ngoài bán đậu trái, người trồng đậu phụng còn tận dụng dây đậu làm thức ăn cho trâu bò hoặc bán cho người có nhu cầu với giá từ 200 ngàn đến 250 ngàn đồng/sào đối với dây đậu tốt. Riêng vụ ĐX năm nay tôi làm 80 kg giống, thu 1,6 tấn, tính ra đạt 200 kg/sào. Nói chung làm cây đậu phụng là có hiệu quả, có lời chứ không lỗ, ngoài được năng suất, được giá, mình còn lấy được dây để nuôi bò, lấy đậu lép chăn nuôi gà… lợi đủ thứ.
Để phát huy tiềm năng đất đai và lợi thế về nguồn nước tưới dồi dào, trong thời gian tới, xã Bình Thuận tăng cường hỗ trợ nhiều mặt cho nông dân phát triển mạnh việc sản xuất cây đậu phụng để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Vịt biển 15 có chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ, không ngấy nên được nhiều người ưa chuộng. Vịt đẻ trứng thơm, ít tanh, lòng đỏ nhiều... có giá bán đắt hơn trứng vịt thông thường.

Cách đây 6 năm, phong trào chăn nuôi lợn tại xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát triển rầm rộ. Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải chăn nuôi khiến chính quyền địa phương ăn ngủ không yên.

Cty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) sẵn sàng ký hợp tác với ngành nông nghiệp địa phương để phát triển vùng nguyên liệu trồng đậu nành từ 30.000 - 50.000 ha/năm và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Theo tôi để nâng cao chất lượng giống đàn bò sửa của Hà Nội cần phải có sự vào cuộc và nổ lực của cả "4 nhà"" - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) Hoàng Thanh Vân chia sẻ.

Hải Phòng đang triển khai 7 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Compost maker xử lý rơm rạ trên địa bàn 5 huyện An Dương, An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo.