Đầu Năm, Thu Tiền Triệu Từ Tôm Nhí

Mỗi con tôm nhí chỉ lớn bằng đầu chiếc đũa có giá lên đến 350.000 đồng. Một đêm đánh bắt mỗi ngư dân thu được ít nhất 1,5 triệu đồng.
Những ngày đầu năm mới, ngư dân vùng biển xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam hết sức hồ hởi bởi trúng đậm “lộc” tôm nhí (tôm hùm con).
Sáng 6-2, tại bãi biển ở xã Tam Tiến, hàng chục ngư dân mang những con tôm nhỏ bằng đầu chiếc đũa, bán cho các thương lái đến thu mua tận nơi.
Ngư dân Nguyễn Thanh Lĩnh (trú thôn Hà Quang, xã Tam Tiến), cho biết khoảng thời gian từ cuối tháng 12 âm lịch đến nay, ngư dân trúng đậm tôm nhí, mỗi ngày ít nhất cũng bắt được từ 15 đến 20 con, thu được khoảng 5-7 triệu đồng; trừ chi phí xăng dầu, thức ăn, mỗi người thu nhập ít nhất cũng được 1,5 triệu/đêm. Đêm nào trúng nhiều thu được từ 30-40 triệu đồng. “Nhiều ngày nay, hầu hết ngư dân làm ở xã Tam Tiến ăn Tết luôn ngoài biển để đánh bắt tôm nhí vì thu nhập rất cao” – anh Lĩnh nói.
Các ngư dân cho biết nghề đánh bắt tôm nhí rất nhẹ nhàng, khoảng 16 giờ, 4-5 ngư dân dong thuyền thúng ra biển cách bờ khoảng 3-4 cây số, chờ đến tối thì thả mành lưới rồi thắp điện, cho đến khoảng 4 giờ 30 sáng hôm sau kéo lưới bắt tôm. Tuy nhiên, mùa tôm nhí cũng rất ngắn, thông thường mỗi vụ đánh bắt chỉ từ đầu tháng Chạp cho đến giữa tháng Giêng nên các ngư dân hết sức tranh thủ thời gian “vàng” này.
Chị Trần Thị Thu Ba, một thương lái thu mua tôm nhí cho biết tôm nhí được chuyển vào Khánh Hòa, Phú Yên bán cho các chủ trại nuôi tôm hùm. Các chủ này mua về để làm giống nên thu mua với giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi dế ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà cho thu nhập khá cao so với nhiều nghề khác. Chỉ cần cho dế ăn sạch, ở sạch và uống sạch.

Theo lời giới thiệu của Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa, chúng tôi đến gia đình anh Triệu Văn Hoan ở xóm Cốc Lùng, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa - nơi đang triển khai mô hình nuôi gà đồi cho hiệu quả cao.

Ngày 7-5, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt, thông qua dự án “Chăn nuôi heo, gà tập trung trên nền đệm lót sinh học gắn với xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”. Dự án do Phó Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Nguyễn Hoàng Chiến làm chủ nhiệm.

Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.

Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.