Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Năm Ngư Dân Trúng Cá, Mực

Đầu Năm Ngư Dân Trúng Cá, Mực
Ngày đăng: 25/02/2015

Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.

Ngư dân đánh bắt đàn cá tập trung ở vùng biển tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, sau khi đánh bắt đạt sản lượng, ngư dân chạy thuyền vô khu vực gần nhất để bán cá, mỗi giỏ cá cơm tươi giá dao động từ 220.000- 230.000 đồng.

Dọc theo bờ kè ven biển của xã Phước Diêm và Cảng mở rộng Cà Ná, chúng tôi nhận thấy các thuyền công suất lớn chở cá đầy khoang, mỗi thuyền khai thác ít nhất cũng được 300 giỏ cá, nhiều nhất 700 giỏ cá.

Ngư dân khẩn trương vận chuyển cá lên bờ. Hoạt động mua bán hải sản trong những ngày đầu xuân trở nên nhộn nhịp, tấp nập giữa chủ thuyền và thương lái. Đối với khai thác mực nhỏ, gọi là “mực bọt”, ngư dân dùng ghe nhỏ có chiều dài khoảng 9-10 m, dùng lưới mành mực đánh bắt gần bờ, chi phí mỗi chuyến đi đánh bắt mực khoảng 1 triệu đồng.

Sau chuyến biển, mỗi ghe đánh bắt được ít nhất 2- 5 tạ mực, riêng những ghe lớn ở Bình Định đến Ninh Thuận đánh bắt, họ dùng mành chụp để khai thác, mỗi chiếc khai thác ít nhất gần 1 tấn mực, giá mỗi kg mực nhỏ tươi dao động 50- 60 ngàn đồng.

Chị Nguyễn Thị Thanh thu mua hải sản ở Lạc Tân 1, Phước Diêm, Thuận Nam cho biết, không ngờ đầu năm lại có nhiều mực như thế, những ngày cận tết, giá mực bọt dao động từ 100- 110 ngàn đồng vì “khan hàng”, nhu cầu tiêu thụ mạnh, nay giảm nhiều chỉ còn 50.000-60.000 đồng, do giá mực bọt rẻ nên chị mua về phơi khô 1 nắng để bán lẻ. Chị cho biết thêm, cứ mỗi 10 kg mực tươi phơi khô còn 3 kg, lời được 100.000 đồng góp phần tạo thêm thu nhập gia đình.

Sau chuyến ra khơi đầu năm nhờ biển thuận gió hòa, đầy phấn khởi, ngư dân địa phương tiếp tục khẩn trương vận chuyển các thiết bị như máy bộ đàm, tầm ngư, máy dò ngang… và ngư lưới cụ phục vụ khai thác như dầu, giỏ chứa cá, chá đèn pha, nước đá cây xây, lưới, thức ăn, nước uống… chuẩn bị ra khơi, quyết tâm đánh bắt hải sản đạt sản lượng cao.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Thắng (Lào Cai) Đã Khống Chế Được Dịch Sâu Ong Phá Hoại Cây Mỡ Bảo Thắng (Lào Cai) Đã Khống Chế Được Dịch Sâu Ong Phá Hoại Cây Mỡ

Thông tin từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng (Lào Cai), đến thời điểm này, dịch sâu ong ăn lá cây lâm nghiệp (chủ yếu là ăn lá cây mỡ) tại địa phương đã hoàn toàn được khống chế.

11/04/2014
Buôn Trái Cây Rừng Về Thành Phố Buôn Trái Cây Rừng Về Thành Phố

Từ tháng 3, vợ chồng chị Dung, Quảng Ninh đã thu gom mua quả thanh mai (dâu rừng) của một số người dân địa phương để bán buôn cho một số đầu mối trong tỉnh. Anh còn lên một số diễn đàn rao bán mặt hàng này nhằm mở rộng thị trường ra một số tỉnh khác.

01/08/2014
Tăng Năng Suất Cho Đậu Phộng Tăng Năng Suất Cho Đậu Phộng

Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.

11/04/2014
Nợ Ngân Hàng Chồng Chất Vì Gà Đồi Yên Thế Nợ Ngân Hàng Chồng Chất Vì Gà Đồi Yên Thế

Việc ký kết đưa mặt hàng này về tiêu thụ tại Hà Nội đã khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, đến nay không ít hộ nuôi đã phải cầm cố sổ đỏ, nợ ngân hàng chồng chất, vì thua lỗ.

01/08/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Và Rủi Ro Từ Tôm Thẻ Chân Trắng Hiệu Quả Kinh Tế Và Rủi Ro Từ Tôm Thẻ Chân Trắng

Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.

12/04/2014