Đất Vàng Từ Bãi Bom Mìn

Mới 33 tuổi, anh Phan Thanh Sơn (thôn Tân Điên, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã sở hữu một trang trại tổng hợp rộng 1,5ha, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Sau gần 1 giờ băng rừng vượt suối, chúng tôi đến trang trại tổng hợp của vợ chồng Phan Thanh Sơn - Trần Thị Kim Chi tại vùng đồi Hố Cây Bưởi, thôn Tân Điền.
Anh Sơn dẫn chúng tôi đi thăm trang trại của mình. Trang trại được cải tạo từ một vùng đồi hoang hóa đầy sim mua cỏ dại và dày đặc như bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Anh Sơn kể, anh đã có những tháng năm cơm đùm nước ống lên lật từng vuông cỏ trên vùng đồi mà mặt đất được phủ kín bởi lau lách, sim mua, còn bên dưới đầy rẫy những bom mìn: "Có những đêm về nghĩ lại tui thấy ớn lạnh. Sim mua cỏ dại không ngại mà sợ nhất là bom đạn đang náu mình trong đất, cái chết có thể đến với tôi bất cứ lúc nào. Cũng may ông trời thương nên mọi việc cuối cùng cũng suôn sẻ, trang trại dần dần hình thành".
Trang trại tổng hợp của anh Sơn được chia thành nhiều khu. Phía trước là khu vườn trồng chè, kế đến là vườn cây ăn quả, xung quanh trồng cây trầm dó… Anh còn xây chuồng trại nuôi gà, lợn, đào ao thả cá... Sau vụ thu hoạch đầu tiên, anh mở rộng quy mô chăn nuôi và trồng trọt, thả thêm dê, bò, trồng thêm măng điền trúc, hồ tiêu, thanh long... Hiện nay, trang trại của anh là một trong những trang trại có hiệu quả cao ở vùng gò đồi xã Hải Sơn, mỗi năm cho lãi từ 150 - 200 triệu đồng.
Bây giờ, trong trang trại của anh, ngoài cây trồng, còn có trên 60 con lợn thịt và lợn nái sinh sản, 500 con gà thả vườn, 2 hồ cá rộng trên 500m2. Năm 2010, vợ chồng anh nuôi thêm 2 con hươu lấy nhung. Đến nay, đàn hươu của anh đã có 4 con, mỗi năm cho thu hoạch vài kg nhung, với giá bán khoảng 14 triệu đồng/kg góp phần đáng kể vào nguồn thu cho gia đình.
Ông Lê Văn Tiến-Chủ tịch Hội ND xã Hải Sơn, cho biết: "Tấm gương thanh niên vượt qua mọi khó khăn để làm kinh tế giỏi như anh Sơn trong xã không nhiều. Mỗi lần họp dân, chúng tôi thường lấy tấm gương vượt khó làm giàu của vợ chồng anh Sơn để động viên bà con, nhất là những cặp vợ chồng trẻ học tập”.
Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình) để sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu con giống “sạch” cho nghề nuôi thủy sản của tỉnh.

Trồng rừng khá chuyên nghiệp nên gia đình ông Huỳnh Thanh Nghĩa, ở thôn 6, xã Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) đã vươn lên làm giàu.
Huyện Tuần Giáo có 211ha mặt nước để nuôi thủy sản, với sản lượng cá hàng năm đạt trên 232 tấn; tập trung ở các xã: Mường Mùn, Mùn Chung, Quài Tở, Quài Cang, Chiềng Sinh, Chiềng Đông. Nhờ đầu tư các mô hình nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo. Tuy nhiên, hàng năm bước vào mùa mưa gây khó khăn không nhỏ cho các hộ nuôi thủy sản do nước ngập hoặc sau lũ xuất hiện dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất thủy sản.
Vụ mùa năm nay, toàn xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) gieo cấy 69ha lúa, cơ cấu giống chủ yếu là các giống lúa địa phương và Nhị ưu 838. Từ đầu tháng 6, nông dân xã Quảng Lâm đồng loạt ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải đất, chuẩn bị thóc giống để gieo mạ sau đó đợi mưa xuống, có nước mới tiến hành gieo, cấy. Thời điểm này, khoảng 90% diện tích đã được cày ải xong. Sau mấy trận mưa giông đầu mùa, lượng nước dồi dào, bà con tập trung dẫn nước vào ruộng bắt đầu gieo, cấy.

Tại TP Cần Thơ, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị "Đánh giá Công tác Giống vật nuôi tại các tỉnh ĐBSCL". Nhiều đại biểu khẳng định, không thể "bỏ quên", thậm chí phải hết sức quan tâm đến công tác giống vật nuôi trong bối cảnh đề án tái cơ cấu nông nghiệp đang triển khai tích cực. Xuất phát từ thực tế đó, những vấn đề liên quan, đặc biệt là những "mảng tối" trong công tác sản xuất, kinh doanh và quản lý giống vật nuôi ở ĐBSCL đã được đưa ra bàn thảo.