Đất Vàng Từ Bãi Bom Mìn

Mới 33 tuổi, anh Phan Thanh Sơn (thôn Tân Điên, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã sở hữu một trang trại tổng hợp rộng 1,5ha, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Sau gần 1 giờ băng rừng vượt suối, chúng tôi đến trang trại tổng hợp của vợ chồng Phan Thanh Sơn - Trần Thị Kim Chi tại vùng đồi Hố Cây Bưởi, thôn Tân Điền.
Anh Sơn dẫn chúng tôi đi thăm trang trại của mình. Trang trại được cải tạo từ một vùng đồi hoang hóa đầy sim mua cỏ dại và dày đặc như bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Anh Sơn kể, anh đã có những tháng năm cơm đùm nước ống lên lật từng vuông cỏ trên vùng đồi mà mặt đất được phủ kín bởi lau lách, sim mua, còn bên dưới đầy rẫy những bom mìn: "Có những đêm về nghĩ lại tui thấy ớn lạnh. Sim mua cỏ dại không ngại mà sợ nhất là bom đạn đang náu mình trong đất, cái chết có thể đến với tôi bất cứ lúc nào. Cũng may ông trời thương nên mọi việc cuối cùng cũng suôn sẻ, trang trại dần dần hình thành".
Trang trại tổng hợp của anh Sơn được chia thành nhiều khu. Phía trước là khu vườn trồng chè, kế đến là vườn cây ăn quả, xung quanh trồng cây trầm dó… Anh còn xây chuồng trại nuôi gà, lợn, đào ao thả cá... Sau vụ thu hoạch đầu tiên, anh mở rộng quy mô chăn nuôi và trồng trọt, thả thêm dê, bò, trồng thêm măng điền trúc, hồ tiêu, thanh long... Hiện nay, trang trại của anh là một trong những trang trại có hiệu quả cao ở vùng gò đồi xã Hải Sơn, mỗi năm cho lãi từ 150 - 200 triệu đồng.
Bây giờ, trong trang trại của anh, ngoài cây trồng, còn có trên 60 con lợn thịt và lợn nái sinh sản, 500 con gà thả vườn, 2 hồ cá rộng trên 500m2. Năm 2010, vợ chồng anh nuôi thêm 2 con hươu lấy nhung. Đến nay, đàn hươu của anh đã có 4 con, mỗi năm cho thu hoạch vài kg nhung, với giá bán khoảng 14 triệu đồng/kg góp phần đáng kể vào nguồn thu cho gia đình.
Ông Lê Văn Tiến-Chủ tịch Hội ND xã Hải Sơn, cho biết: "Tấm gương thanh niên vượt qua mọi khó khăn để làm kinh tế giỏi như anh Sơn trong xã không nhiều. Mỗi lần họp dân, chúng tôi thường lấy tấm gương vượt khó làm giàu của vợ chồng anh Sơn để động viên bà con, nhất là những cặp vợ chồng trẻ học tập”.
Có thể bạn quan tâm

Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể… giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.

Thời tiết sau Tết Nguyên đán đã nắng ấm, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Phú Yên đang thả giống. Thế nhưng, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều hộ nuôi tôm không yên tâm. Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương có nuôi tôm tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch.

Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…

Cường độ âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi pen trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện quy định về vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh. Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến sau thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện…