Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phù Hợp 19 Loại Cây Trồng

Đó là kết quả nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá số lượng, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính có hiệu quả tại tỉnh Phú Yên” được đưa ra Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở ngày 31/12.
Đề tài khoa học này do TS Nguyễn Văn Đạo làm chủ nhiệm, cơ quan chủ trì Viện thổ nhưỡng Nông hóa triển khai từ năm 2011 có nhiệm vụ nghiên cứu xác định hiện trạng về số lượng và chất lượng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý và các giải pháp khoa học công nghệ sử dụng đất hiệu quả cao và bền vững cho một số cây trồng chính.
Theo kết quả nghiên cứu, tài nguyên đất Phú Yên có 11 nhóm đất, phù hợp với 19 cơ cấu cây trồng chính. Trong đó, lúa vẫn là cây trồng chủ lực, tiếp đến là sắn, mía, cao su, các loại cây họ đậu, dưa hấu, bắp xen canh với mía, sắn; ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đề xuất nhóm hoa, cây cảnh, hồ tiêu và một số cây trồng khác…
Đề tài này được Hội đồng nghiệm thu cơ sở xếp loại đạt yêu cầu, tiếp tục trình Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi chia tách, thị xã Long Mỹ tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các hợp tác xã, tổ hợp tác, tập trung cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Ngày 23/9/2015, tại Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả điều tra nguồn lợi hải sản biển Việt Nam.

Diện tích nuôi cá thâm canh toàn tỉnh Bắc Giang hiện đạt 1.250 ha, năng suất ước đạt gần 11 tấn/ha, tăng 3 tấn/ha so với cùng kỳ năm ngoái.

Anh Nguyễn Văn Sánh ở ấp Lăng, xã Tân chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, là Phó bí thư xã Tân Chánh.

Nhiều nơi ở ven biển huyện Duyên Hải (Trà Vinh) bắt đầu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi hàu. Bước đầu đã mang lại hiệu quả cho kinh tế cao.