Đặt Mầm Chỉnh Hướng Tán Lá Ngô

Trong việc trồng ngô theo mật độ, khoảng cách và kỹ thuật bón phân được quy định trên bao bì, anh Trần Xuân Cảnh ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có cách đặt mầm hạt nên chỉnh được hướng tán lá sau mọc và đạt hiệu quả cao.
Anh Cảnh cho biết: “Điều chỉnh được hướng tán lá từ khâu đặt mầm hạt sẽ làm tăng năng suất ngô và đỡ bị sâu bệnh. Tuy nhiên, chưa thấy có tài liệu hướng dẫn chi tiết”. Theo anh, phôi mầm nằm ở một mé và thuộc nửa phía chân hạt. Quan sát quá trình hình thành lá ban đầu, thấy hướng tán luôn trùng với hướng chân hạt. Do vậy chỉ cần ngâm ủ thúc mầm và có cách đặt là đạt yêu cầu.
Cụ thể: Mầm hạt được đặt theo khoảng cách quy định trên rạch (các rạch được đánh thẳng và song song với nhau), mé phôi mầm được nằm ngửa lên trên và hướng chân hạt phải vuông góc với rạch ngô. Khi đặt xong, cần chèn đất xung quanh mầm hạt để không bị xoay hướng khi ra lá, sau đó tiếp tục gạt nhẹ đất phủ mầm.
Thực tế, vụ ngô xuân hè vừa qua anh Cảnh đã trồng 2 sào ngô nếp lai F1 AG500 của Cty CP BVTV An Giang theo khoảng cách 25 x 75 cm, đặt 1 hạt/hốc, mật độ 2.340 cây/sào. Kết quả tỷ lệ đạt 75% số cây có hướng tán vuông góc với rạch (còn 25% số cây có thể đã bị xoay mầm trong quá trình mọc), giảm được 2 lần phun sâu bệnh. Thu hoạch 650 kg bắp tươi/sào lãi 3,5 triệu đồng, trong khi các hộ khác không có cách đặt mầm nhằm chỉnh hướng tán lá thì chỉ đạt 590 kg/sào.
Sau khi anh Cảnh thận trọng đặt thử lại 1 lạng hạt ngô nếp lai F1 AG500 cho thấy số cây có hướng tán lá vuông góc với rạch trồng vẫn đạt tỷ lệ 75%.
Có thể bạn quan tâm

Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.

Ngô là cây dễ trồng, nhưng các khâu kỹ thuật chăm sóc thế nào để đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt, nhất là thời kỳ chuẩn bị thu hoạch thì không phải ai cũng biết và làm đúng.

Tiếp theo bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra trên cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và đông Nam bộ, bệnh đốm lá lớn và đốm vằn đã và đang xuất hiện gây hại cục bộ trên cây bắp ở một số tỉnh miền đông Nam bộ.

Giống ngô lai Sugar 75 có sức sinh trưởng khoẻ, phát triển nhanh, thời gian thu hoạch sớm, có thể trồng nhiều vụ trong năm, cho bắp to, tỉ lệ đóng bắp cao, chắc, đều hạt. Hạt có hàm lượng đường cao, phù hợp cho ăn tươi, làm nguyên liệu chế biến thực phẩm đóng hộp.

Cây ngô vụ thu đông trồng trên chân đất hai vụ lúa vào tháng 9-10 ở các tỉnh đồng bằng, trung du miền núi phía Bắc nếu lúc trồng gặp thời tiết bất lợi mưa nhiều, đất ướt gí chặt, thiếu dưỡng khí thường bị bệnh nghẹt rễ hại nặng. Bệnh nghẹt rễ làm cây ngô sinh trưởng kém, năng suất, chất lượng cuối vụ bị giảm đáng kể.