Đất cằn đơm trái ngọt

Cách đây hơn 10 năm, trong xã rộ lên phong trào trồng vải. Gia đình anh Đồng cũng chặt bỏ toàn bộ diện tích bạch đàn để trồng giống cây này song vải chỉ được giá vài năm đầu, sau kém dần do chất đất không phù hợp.
Quá trình tìm hiểu, năm 2009, anh quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng vải sang canh tác dứa. Năm đầu tiên anh Đồng được bán hơn 30 tấn quả, thu về gần 80 triệu đồng, lãi cao hơn nhiều lần so với trồng vải.
Vùng đất này vốn trồng bạch đàn lâu năm nên rất nghèo dinh dưỡng, chỉ sau một vụ, cây dứa cằn, chậm lớn. Khắc phục tình trạng này, đồng thời để giảm chi phí mua phân bón, gia đình tập trung chăn nuôi lợn. Số tiền thu được từ bán dứa anh đầu tư xây chuồng trại và nuôi bình quân 50 con lợn mỗi lứa. Chất thải chăn nuôi một phần được xử lý qua hầm bioga để đun nấu, phần còn lại được ủ mục làm phân bón. Để chủ động cung cấp nước tưới cho dứa, anh xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước lên đồi. Năm ngoái, gia đình anh thu gần 300 triệu đồng từ bán dứa và lợn.
“Để rải vụ, tôi dùng chế phẩm sinh học phun vào non cây, kích thích ra hoa, đậu quả tránh những thời điểm có nhiều loại hoa quả khác cạnh tranh. Vừa qua tôi bán được khoảng 2 vạn quả, thu về gần 100 triệu đồng, hiện trong vườn vẫn còn gần một vạn quả sắp cho thu hoạch” - anh Đồng cho biết thêm. Tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình, gia đình anh vừa thuê thêm gần 1 ha đồi để mở rộng diện tích sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vị Thủy kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành giao 20 con heo giống cho 10 hộ dân ở xã Vị Thanh để thực hiện Dự án chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường.

Vài năm trở lại đây, ở xã Lang Quán (Yên Sơn), mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý, xóm 6 cho thu lãi 80 triệu đồng/năm.

Với đặc điểm có diện tích đất trồng lúa và hoa màu chiếm tỉ lệ thấp, đa số đều là đất đồi cằn cỗi, một số nơi thường xuyên khô hạn, dinh dưỡng của đất thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cây trồng. Để tìm được cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai như vậy luôn là bài toán khó.

Anh Đàm Đức Thuận, thôn Ngòi Xanh 2, xã Phú Lâm (Yên Sơn) trước đây có hơn 1,2 ha đất chân ruộng cao cấy lúa và trồng cây rau màu nhưng không hiệu quả kinh tế. Năm 2002, anh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách đưa 100 cây bưởi diễn và 50 cây cam đường về trồng thử.

Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.