Đào Pháp Được Mùa, Được Giá

“Khác với nhiều năm, đào Pháp chín sớm ở Bắc Hà (Lào Cai) năm nay đạt năng suất cao, lại bán được giá, người nông dân trồng đào phấn khởi vì có thu nhập khá từ giống cây ăn quả mới được du nhập vào địa phương”- ông Nguyễn Xuân Giang- Phó phòng kinh tế huyện này cho biết.
Thời tiết thuận lợi, nên mỗi cây đào 4-5 tuổi cho sản lượng khá, trung bình khoảng 20-25 kg quả/cây. Toàn huyện Bắc Hà hiện có khoảng 90 ha đào Pháp, trong đó có hơn 50 ha cho thu hoạch.
Với giá bán đầu vụ khoảng 25 nghìn đồng/kg, cuối vụ khoảng 15 nghìn đồng/kg, người trồng đào Pháp ở các xã Bản Phố, Na Hối, Tà Chải (đa số là người dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mông…) có thu nhập khá, vài chục triệu đồng/hộ. Đáng phấn khởi hơn là đào chín mang xuống chợ thị trấn là có tư thương mua ngay đề vận chuyển lên TP Lào Cai và về xuôi tiêu thụ.
Theo Phòng kinh tế Bắc Hà, tuy chưa phải đã đạt đến chu kỳ cho năng suất cao nhất của cây đào Pháp nhưng sản lượng đào năm nay của huyện đạt khoảng 150 tấn quả.
Đây là giống đào Maycrest của Pháp được Trại rau quả Bắc Hà ghép mắt trên gốc đào bản địa, tạo ra giống đào lai cho quả to, mầu vàng đỏ, thịt giòn, ngọt, nhiều nước; thích nghi tốt với đất dốc thoải và khí hậu tiểu ôn đới ở Bắc Hà. Giống đào này được trồng ở Bắc Hà vài năm nay.
Người dân địa phương cho biết, theo kinh nghiệm dân gian, sau trận mưa đá lớn hồi đầu năm ngoái (4-2013) đất đai được bổ sung một lượng đạm nên cây ăn quả như đào Pháp, mận Tam Hoa phát triển rất tốt, ít sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Cuối năm, những cơn gió mùa đông bắc thổi về, trời trở lạnh, nhất là ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ ở vùng miền núi của tỉnh Quảng Ngãi xuống dưới 180C. Trước tình hình đó, nông dân tại các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Tây đang tập trung phòng chống đói, rét cho trâu, bò.

Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD bắp, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sản lượng bắp nhập khẩu khoảng 872 ngàn tấn, tăng gấp gần 2 lần về số lượng so với năm 2013 với trị giá trên 200 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khoảng 785 triệu USD.