Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Ngày 4/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Ðắk Song (Đắk Nông) đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết đánh giá mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại hộ ông Vũ Thanh Sơn, thôn 2, xã Thuận Hà (Ðắk Song), mô hình thử nghiệm bắt đầu từ tháng 5/2013.
Kết quả cho thấy, cá thích nghi với điều kiện nuôi, sinh trưởng tốt, ít bệnh tật và được các hộ tham gia hưởng ứng nhiệt tình. Sau hơn 6 tháng triển khai, cá đạt tỷ lệ sống 90%, trọng lượng trung bình đạt 550g/con và năng suất đạt trung bình 14,85 tấn/ha.
Với giá bán hiện nay 40.000 đồng/kg và lợi nhuận đem lại cho 1 ha nuôi là 315.000.000 đồng/ha. Theo nhận xét của các hộ thực hiện mô hình thì nuôi cá rô phi đơn tính cho năng suất khá cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khi đó yêu cầu kỹ thuật không quá khắt khe, phù hợp với nhiều đối tượng và lứa tuổi.
Mô hình được triển khai từ nguồn vốn của tỉnh, Nhà nước hỗ trợ 100% về con giống, vật tư và thuốc sát trùng, tổng kinh phí đầu tư là 111.600.000 đồng, trong đó con giống 9.600.000 đồng và 102.000.000 đồng tiền vật tư (thức ăn và thuốc khử trùng ao hồ).
Với quy mô 0,4 ha cho 4 hộ tham gia, trong đó Trạm đã tiến hành chọn 2 hộ dân tộc thiểu số và 1 hộ nữ thuộc 2 xã Ðắk N’Drung và Thuận Hà là 2 xã vùng 3 của huyện có diện tích mặt nước ao hồ tự nhiên khá lớn.
Trong quá trình triển khai, Trạm tiến hành tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và thường xuyên phối hợp với cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiến hành kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia.
Từ thành công ban đầu của các hộ tham gia mô hình, đã có nhiều hộ nông dân thuộc 2 xã Ðắk N’Drung và xã Thuận Hà lên kế hoạch nhân rộng mô hình đầu tư nuôi cá rô phi đơn tính để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cũng như tận dụng nguồn nước ao hồ tại địa phương chưa khai thác sử dụng.
Có thể bạn quan tâm

Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng