Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến

Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến
Ngày đăng: 28/10/2014

Ngày 24-10, tại Hội trường lớn UBND huyện Định Hóa, Chi Cục bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 3 năm (2012-2014) thực hiện Dự án VIE001/14 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Dự án này, từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã tập trung thực hiện một số nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân; xây dựng các mô hình, các nghiên cứu nhỏ; xây dựng và hỗ trợ nhóm nông dân nòng cốt hoạt động; hỗ trợ nông dân phát triển mở rộng SRI; thông tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI... nhằm tiếp tục mở rộng việc áp dụng canh tác lúa cải tiến (SRI).

Theo đó, đơn vị đã tổ chức được 36 lớp kỹ thuật canh tác lúa SRI, 10 lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng phân vi sinh, 14 lớp tập huấn giới, 6 lớp tập huấn, hỗ trợ và nâng cao năng lực quản lý nhóm nông dân nòng cốt...

Qua đó, nông dân đã hiểu về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, thấy được SRI là gói kỹ thuật mở, đơn giản và dễ làm, áp dụng, có kiến thức về biến đổi khí hậu, nhận biết được các đối tượng dịch hại chính trên lúa, các sinh vật có ích trên đồng ruộng, yếu tố nào, nguyên nhân gì làm bùng phát dịch hại...

Đối với việc áp dụng 1 trong 5 nguyên tắc, chi phí sản xuất đầu vào khi áp dung 1 trong 5 nguyên tắc giảm được ít hơn so với việc áp dụng từ 2 nguyên tắc trở lên. Về kinh tế, với nông dân áp dụng từ 4 nguyên tắc trở lên thì chi phí sản xuất lúa giảm giảm 20%, có nơi năng xuất tăng từ 15-20%, thu nhập từ tăng 800.000 - 1.000.000 đồng/hộ/vụ; với những nơi áp dụng hơn 1 nguyên tắc nhưng ít hơn 4 nguyên tắc thì chi phí giảm từ 15- 17%, năng suất tăng từ 10-14%, thu nhập tăng từ 600- 700.000 đồng /hộ/vụ (đối với vụ xuân 2014).


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Chưa Thể Yên Tâm Người Nuôi Chưa Thể Yên Tâm

Sau một thời gian tăng lên ở mức đảm bảo người nuôi có lãi, gần đây giá cá tra nguyên liệu đã giảm mạnh, khiến người nuôi tiếp tục sống trong cảnh thấp thỏm lo âu. Người nuôi cá mong mỏi bao giờ giá cá tra hết bấp bênh như hiện nay, để có điều kiện phát triển nghề nuôi có truyền thống lâu đời ở vùng ĐBSCL?

08/04/2012
Năng Suất Vụ Đông Xuân 2011 – 2012 Đạt 7,14 Tấn/ha Năng Suất Vụ Đông Xuân 2011 – 2012 Đạt 7,14 Tấn/ha

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Kiên Giang, tính đến ngày 5-4-2012, toàn tỉnh đã thu hoạch dứt điểm 64.430 ha lúa mùa, năng suất bình quân khoảng 4,27 tấn/ha. Vụ Đông Xuân 2011 – 2012, đến thời điểm này đã thu hoạch xong 283.791 ha, đạt 97,36% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân đạt tới 7,14 tấn/ha.

08/04/2012
Cá Lạ Hơn Một Tấn Sa Lưới Ngư Dân Cá Lạ Hơn Một Tấn Sa Lưới Ngư Dân

Anh Trần Việt Hùng ở xã Trung Giang (Gio Linh, Quảng Trị) kể 5h sáng 6/4, anh cùng 3 ngư dân hành nghề lưới rê ba lớp khai thác mực nang và cá choái tại ngư trường đảo Cồn Cỏ, cách đất liền khoảng 12 hải lý, thì con cá này mắc lưới. Nó vẫy đập rất mạnh làm giàn lưới trị giá hơn 70 triệu đồng mới mua hồi đầu năm của nhóm bị rách gần hết

09/04/2012
Nông Dân Nuôi Cá Gặp Khó Vì Chất Trifluralin Nông Dân Nuôi Cá Gặp Khó Vì Chất Trifluralin

Sau thông tin cá điêu hồng ở chợ đầu mối thực phẩm Bình Điền, TP.HCM (do các thương lái tại tỉnh Đồng Tháp cung cấp) bị phát hiện có chứa chất cấm Trifluralin đã làm giá cá nguyên liệu tại bè và bày bán ở các chợ khu vực ĐBSCL sụt giảm thê thảm.

23/04/2012
Bình Thuận Vươn Xa Cá Tầm Đa Mi Bình Thuận Vươn Xa Cá Tầm Đa Mi

Trung tuần tháng 3/2012, tôi về dự một đám cưới ở Tánh Linh, trong thực đơn hôm ấy có món cá tầm cuốn giấy bạc nướng ăn rất ngon. Tiệc cưới hôm ấy có rất nhiều khách ở các tỉnh thành khác đến dự khi dùng món cá tầm đã rất ngạc nhiên. Khách ngạc nhiên cũng phải, bởi món cá tầm được xếp vào loại thực phẩm cao cấp, đắt tiền, chỉ một số nhà hàng cao cấp mới bán. Tuy nhiên, khi biết cá tầm được nuôi ở hồ Đa Mi (Bình Thuận) và là món đặc sản thì nhiều người đã “ồ” lên thích thú… Nhiều khách nước ngoài không khỏi ngỡ ngàng khi biết Bình Thuận có món đặc sản cá tầm Đa Mi.

10/04/2012