Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến

Ngày 24-10, tại Hội trường lớn UBND huyện Định Hóa, Chi Cục bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 3 năm (2012-2014) thực hiện Dự án VIE001/14 trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Dự án này, từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã tập trung thực hiện một số nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân; xây dựng các mô hình, các nghiên cứu nhỏ; xây dựng và hỗ trợ nhóm nông dân nòng cốt hoạt động; hỗ trợ nông dân phát triển mở rộng SRI; thông tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI... nhằm tiếp tục mở rộng việc áp dụng canh tác lúa cải tiến (SRI).
Theo đó, đơn vị đã tổ chức được 36 lớp kỹ thuật canh tác lúa SRI, 10 lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng phân vi sinh, 14 lớp tập huấn giới, 6 lớp tập huấn, hỗ trợ và nâng cao năng lực quản lý nhóm nông dân nòng cốt...
Qua đó, nông dân đã hiểu về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, thấy được SRI là gói kỹ thuật mở, đơn giản và dễ làm, áp dụng, có kiến thức về biến đổi khí hậu, nhận biết được các đối tượng dịch hại chính trên lúa, các sinh vật có ích trên đồng ruộng, yếu tố nào, nguyên nhân gì làm bùng phát dịch hại...
Đối với việc áp dụng 1 trong 5 nguyên tắc, chi phí sản xuất đầu vào khi áp dung 1 trong 5 nguyên tắc giảm được ít hơn so với việc áp dụng từ 2 nguyên tắc trở lên. Về kinh tế, với nông dân áp dụng từ 4 nguyên tắc trở lên thì chi phí sản xuất lúa giảm giảm 20%, có nơi năng xuất tăng từ 15-20%, thu nhập từ tăng 800.000 - 1.000.000 đồng/hộ/vụ; với những nơi áp dụng hơn 1 nguyên tắc nhưng ít hơn 4 nguyên tắc thì chi phí giảm từ 15- 17%, năng suất tăng từ 10-14%, thu nhập tăng từ 600- 700.000 đồng /hộ/vụ (đối với vụ xuân 2014).
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi hươu, nai ở xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) đã có tiếng từ lâu nhưng làm sao để phát triển mạnh và có tính ổn định lâu dài là trăn trở của ông Nguyễn Đình Châu, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm.

Kết quả nghiên cứu gần đây của Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long so sánh hai cách cho cá tra ăn gián đoạn (gồm hai hình thức cho ăn là cho ăn liên tục 3 ngày ngưng 1 ngày, cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 2 ngày) và cách cho ăn liên tục không nghỉ cho thấy, cá tra cho ăn theo hình thức cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 2 ngày có những ưu điểm hơn hai cách kia.

Ông Nguyễn Văn Phích, ngụ ấp Tân Hưng, xã Tân Thới, huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang) vốn là cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn nhưng với quyết tâm vượt khó, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã giúp anh xây dựng nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi với chi phí gần 600 triệu đồng

Tại 2 huyện Bình Đại và Ba Tri, số nghêu chết chiếm tỷ lệ 80 - 90%, một số nơi mất trắng. Theo thống kê sơ bộ, tổng số nghêu chết trị giá hơn 300 tỷ đồng

Năm 2011, Trung tâm Thủy sản Lào Cai đã xây dựng kế hoạch sát đúng với tình hình thực tế của ngành, địa phương, phát huy tính năng động, sáng tạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuyên môn. Đặc biệt, trong sản xuất và cung ứng giống thủy sản