Đánh giá điều kiện tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau ôn đới Sa Pa

Mô hình chuỗi rau ôn đới có diện tích 60 ha (trong đó: Sa Pả 30 ha, Tả Phìn 20 ha và Trung Chải 10 ha), sản lượng đạt 3.600 tấn/năm, chủ yếu là bắp cải, su hào, súp lơ, cà rốt, bí ngồi...
Tại xã Sa Pả, Hợp tác xã nông nghiệp Mai Anh quản lý 30 ha rau ôn đới với 53 hộ dân tham gia, thuộc các thôn: Má Tra, Giàng Tra, Suối Hồ, Chu Lìn 1, Chu Lìn 2.
Lấy mẫu đất trồng rau để kiểm tra hàm lượng kim loại.
Từ đầu năm 2014, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã hướng dẫn người dân thực hành sản xuất theo hướng VietGAP, gồm các quy trình:
Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, quá trình chăm sóc rau và sổ sách theo dõi sản xuất; gắn tem nhãn sản phẩm của chuỗi đã được Cục Quản lý chất lượng cấp phát thí điểm; giám sát việc tuân thủ các quy trình tại cơ sở.
Đồng thời, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã lấy 5 mẫu đất, 5 mẫu nước tưới gửi Viện Môi trường Nông nghiệp để phân tích đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trung tâm Chất lượng nông nghiệp lâm - thủy sản vùng 1 đã tuyên truyền cho các hộ dân áp dụng thực hành VietGAP, tạo ra sản phẩm rau an toàn, đảm bảo chất lượng; hướng dẫn Hợp tác xã nông nghiệp Mai Anh về cơ cấu tổ chức, hồ sơ nhật ký trồng trọt theo quy định tiêu chuẩn VietGAP và khảo sát vùng trồng.
Kiểm tra sự phát triển của cây trồng.
Mô hình liên kết sản xuất chuỗi rau ôn đới hoạt động có hiệu quả, đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ được mở rộng thành vùng hàng hóa tập trung, có sản lượng lớn, đa dạng chủng loại rau, không những cung cấp cho thị trường nội tỉnh mà còn ký kết hợp đồng tiêu thụ ở các siêu thị tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng bưởi Diễn của ông Đặng Văn Túc ở thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn-Tuyên Quang) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây. Ông cũng là người đầu tiên đưa bưởi Diễn về trồng ở đất này.

Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng phối hợp Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ)… SX thử nghiệm một số giống lúa mới trên vùng đất nhiễm mặn, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Ngày 5/12, Sở NN&PTNT, Hội đồng Giám định xã hội tổ chức giám định tình hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm (giai đoạn 2001-2013) và đánh giá cao mô hình này.

Trong nuôi tôm, biện pháp phòng ngừa là cơ bản, nên biện pháp chọn giống tốt, giống sạch bệnh là một yêu cầu rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho cả vụ nuôi.

Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.